Thứ năm, 21/11/2024 | 06:38
RSS

Bỏ nhà ra đi vì bị mẹ mắng

Thứ tư, 23/12/2020, 16:14 (GMT+7)

Con mình 15 tuổi, tên là NVA (2005) ở Vĩnh Long. Hôm 15/12/2020, vì con hư nên mình có rày la con vài câu khiến con tự ái bỏ nhà đi đến nay chưa về.

Sự kiện:
Vĩnh Long

"Con mình đường xá Vĩnh Long còn chưa rành nhưng nghe bạn bè con nói con đã bỏ lên thành phố cùng người bạn nào mình không biết. Mình đã đến báo Công An Vĩnh Long nhưng họ bảo đây là trường hợp bỏ nhà ra đi chứ không phải bị bắt cóc hay đi lạc nên họ không giúp. Mình giờ đang rối quá khi mà mình chỉ có một mình. Sáng qua ông nội bé vào viện cấp cứu nên ông xã của mình phải vào viện chăm ông, giờ chỉ có mình mình. Thực sự mình bấn loạn quá!"

Bỏ nhà ra đi vì bị mẹ mắng

Ảnh minh họa.

Dòng chia sẻ trong đêm của người mẹ ngay lập tức nhận được những lượt chia sẻ vội vàng những mong có người tìm thấy cậu bé 15 tuổi kia mà khuyên nhủ để con trở về nhà. Nhưng đó cũng đồng thời là lời cảnh tỉnh cho những bậc làm cha mẹ khi ứng xử với những đứa trong trong lúc tức giận, ở những thời điểm nhạy cảm hay ở những ngã rẽ mà chỉ cần một chút bất cẩn trong suy nghĩ, trong lời nói có thể đẩy con đi xa vòng tay cha mẹ.

"Nói sao để trẻ nghe lời?" luôn là một câu hỏi, một nỗi đau đầu với cha mẹ khi nuôi con. Để trẻ "tâm phục khẩu phục", thực sự cha mẹ cần phải rèn luyện bản thân mỗi ngày. Dưới đây là một vài đúc kết mà cha mẹ có thể tham khảo khi bắt đầu một cuộc trò chuyện cùng con.

1. Hãy tạo những ám thị tốt, thay vì ám thị tiêu cực

Khi cha mẹ yêu cầu con cái làm gì, chúng thường nảy sinh tâm lí chống đối; khi trẻ con ý thức được nó cần phải làm gì, chúng sẽ cố gắng để làm điều ấy.

Trong cả quá trình này, phương pháp giáo dục bằng cách ám thị có vai trò rất quan trọng. Đương nhiên phương pháp ám thị cũng có mặt tích cực và tiêu cực của nó.

Mặt tích cực hay còn gọi là ám thị tích cực, có thể tạo cho trẻ cơ hội tự kiểm điểm bản thân, là động lực khiến trẻ nỗ lực hơn nữa. Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ nên sử dụng nhiều câu nói mang tính ám thị tích cực để thay thế cho sự yêu cầu, chỉ trích, tránh để cho trẻ cảm thấy mất thể diện, mất tự trọng, đảm bảo mối quan hệ thân thiết giữa cha mẹ và con cái.

Bên cạnh mặt tích cực, mặt tiêu cực của phương pháp ám thị cũng có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ. Điều đáng tiếc là, rất nhiều bậc cha mẹ thường xuyên tạo ra những ám thị tiêu cực cho con cái trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó khiến cho trẻ sống trường kì trong sự bi quan, buồn chán, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ, làm mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên xấu đi.

2. Bố mẹ nên dùng mẫu câu "Khi nào… thì"

Bố mẹ hãy nói "Khi nào con làm bài tập xong thì sẽ được xem tivi", mà không nên dùng cụm "Nếu… thì". "Khi nào" ngụ ý công việc bé cần hoàn thành và mang ý nghĩa tích cực hơn, bé sẽ thấy thoải mái hơn. "Nếu… thì" khiến bé cảm thấy giống như một mệnh lệnh ép buộc.

3. Nói với con, bố mẹ nên "chân trước, miệng sau"

Bố mẹ nên tránh tình trạng con chưa nhìn thấy mặt đã nghe thấy tiếng quát. Một phụ huynh kể mình đã từng chứng kiến có bà mẹ đang nấu ăn trong bếp, nghe tiếng cốc chén vỡ loảng xoảng ở ngoài phòng khách, liền quát lên: "Con làm vỡ phải không", đến khi chạy ra, mới biết con mình không làm vỡ, mà tội đồ là con mèo. Khi bị bố mẹ đổ oan như thế, bé sẽ không phục và sẵn sàng tư tưởng chống đối.

4. Đừng quát mắng, hãy giải thích

Rất nhiều cha mẹ trong cơn tức giận, ngay lập tức quát mắng trẻ. Điều này không chỉ gây tổn thương não của trẻ mà còn khiến trẻ tiếp tục không nghe lời vì xu hướng chúng muốn làm ngược lại. Vì thế, thay vì quát mắng: “Con còn làm gì đấy? Muộn đến nơi rồi có nhanh lên không?”, cha mẹ có thể thử với câu: “Còn 5 phút nữa mẹ con mình phải đi rồi. Con muốn mặc áo khoác không hay chỉ cầm tay?” hoặc “Hãy xem chúng ta có thể làm những việc này nhanh như thế nào hôm nay” để giúp trẻ hiểu rằng chúng cần nhanh hơn mà cha mẹ không cần phải thúc giục con quá nhiều. 

Phương Nghi
Theo GiadinhNet