Chủ nhật, 19/01/2025 | 12:35
RSS

Bổ khí thông huyết tăng cường thể lực nhờ Thập toàn đại bổ

Thứ ba, 25/05/2021, 21:17 (GMT+7)

Khí và huyết là hai yếu tố vô cùng quan trọng, giúp vận hành cơ thể và duy trì sự sống. Bổ khí thông huyết sẽ giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ và phòng tránh bệnh tật.

Bổ khí thông huyết

Bổ khí thông huyết sẽ giúp tăng cường sức khỏe tổng thể

Bổ khí huyết là gì?

Trước khi hiểu tại sao cần phải bổ khí huyết, cần hiểu rõ khí và huyết là gì, có vai trò như thế nào.

Khí có nghĩa là năng lượng vận hành và luân chuyển bên trong cơ thể. Khí được tạo ra giúp tạng phủ hoạt động, vận hành huyết dịch không ngừng trong kinh mạch, bên trong nuôi dưỡng tạng phủ, bên ngoài nuôi dưỡng bì mao, cân cốt… Khí hư suy khiến công năng tạng phụ trong cơ thể giảm sút, nguyên khí không đủ dẫn đến thể trạng suy yếu.

Huyết chỉ chung về máu, là dạng vật chất quan trọng giúp tuần hoàn dinh dưỡng toàn thân. Bởi vì huyết có tác dụng dinh dưỡng cho nên huyết mạch đầy đủ, điều hòa, tuần hoàn tốt cơ thể mới hoạt động bình thường và khỏe mạnh. Khi huyết dịch không đầy đủ, hình thể mất sự nuôi dưỡng sẽ dẫn đến suy nhược toàn thân.

Theo các thầy thuốc Đông y, nếu xét về âm dương thì huyết thuộc âm và khí thuộc dương. Huyết do khí mà sinh, theo khí mà đi, nhưng khí cần dựa vào huyết mới có thể phát huy tác dụng vận động sinh hóa, tương trợ lẫn nhau. Nếu khí huyết bị trục trặc, âm dương mất điều hòa sẽ dẫn đến trục trặc các chức năng trong cơ thể, lâu dần sẽ sinh ra bệnh tật.

Khi khí huyết hư suy sẽ có một số biểu hiện rất dễ nhận biết. Nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường, cần bồi bổ khí huyết để cân bằng lại.

bổ khí thông huyết
Khí huyết cân bằng cơ thể sẽ khỏe mạnh, khí huyết hư suy bệnh tật ghé đến

Các biểu hiện thường gặp của khí hư:

  • Mệt mỏi, yếu sức
  • Tim đập nhanh, hơi thở ngắn, hay thở gấp, hụt hơi
  • Đau nhức vai gáy, tê bì chân tay
  • Ăn kém, khó tiêu
  • Sắc mặt trắng, hay hoa mắt, chóng mặt
  • Nam giới xuất tinh sớm, di tinh, liệt dương
  • Nữ giới rối loạn kinh nguyệt

Các biểu hiện thường gặp của huyết hư:

  • Sắc mặt xanh xao, da khô sần
  • Tóc rụng, môi và móng tay nhợt nhạt
  • Chóng mặt, hoa mắt thường xuyên
  • Khó ngủ, mất ngủ, ngủ hay mơ
  • Đau đầu, khó tập trung, hay quên
  • Bất an, hoảng sợ, lo lắng, hồi hộp
  • Phụ nữ bế kinh, bụng đau

Các bài thuốc bổ khí thông huyết

Để điều trị chứng khí huyết hư suy, thông thường, các thầy thuốc sẽ dùng các vị thuốc bổ khí thông huyết để tăng sinh và thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết, cải thiện tuần toàn và nâng cao sinh lực của cơ thể.

Một số bài thuốc bồi bổ khí huyết thường được dùng là:

Bài Bát trân thang

Bát trân thang là bài thuốc kinh điển gồm 2 bài thuốc Tứ quân và Tứ vật. 8 vị thuốc trong bài Bát trân gồm: Đương quy, Xuyên khung, Thục địa, Bạch thược, Đảng sâm, Bạch linh, Bạch truật, Cam thảo. Tùy theo thể trạng của người bệnh mà gia giảm các vị thuốc cho phù hợp.

Đây là bài thuốc bồi bổ khí huyết nổi tiếng từ lâu, có tác dụng tốt trong việc phòng chống thiếu máu, điều trị các trường hợp khí huyết hư, phụ nữ bế kinh, hiếm muộn…

Theo phân tích của y học hiện đại, các vị thuốc trong bài thuốc này giúp làm tăng lượng huyết sắc tố, sản sinh hồng cầu, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, cải thiện tuần hoàn, chống mệt mỏi và nâng cao thể lực.

bổ khí thông huyết
Bát trân thang là bài thuốc bổ khí huyết được dùng từ lâu

Bài Tuấn bổ tinh huyết cao

Tuấn bổ tinh huyết cao là bài thuốc bổ sung khí huyết, chữa trị các chứng ngũ lao (tâm, can, tỳ, phế, thận). Bài thuốc này gồm các vị thuốc: Thục địa, Nhân sâm, Câu kỷ tử, Lộc giao, Nhục quế.

Bồi bổ khí huyết với Thập toàn đại bổ

Thập toàn đại bổ thang là bài thuốc cổ phương đã được ghi trong dược điển. Bài thuốc này là sự kết hợp hài hòa giữa bài Bát trân thang và 2 vị thuốc Hoàng kỳ, Quế vỏ. Hoàng kỳ là vị thuốc bổ nguyên khí, tăng cường chức năng của các tạng phủ, bồi bổ tỳ vị. Quế vỏ (còn gọi là nhục quế) giúp làm ấm kinh lạc, tăng cường lưu thông máu. Sự kết hợp này giúp bồi bổ khí huyết, cải thiện tuần hoàn, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

bổ khí thông huyết
Thập toàn đại bổ thang là bài thuốc cổ phương nổi tiếng

Dùng Thập toàn đại bổ cần lưu ý

Từ bài Thập toàn đại bổ thang đã có nhiều loại thuốc bổ ra đời, nhưng hiệu quả có thể rất khác nhau, phụ thuộc vào liều lượng thành phần cũng như nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm. Nên chọn sản phẩm của các công ty dược uy tín, quy trình sản xuất được kiểm nghiệm nghiêm ngặt đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng về dược liệu cũng như chất lượng sản phẩm đầu ra. Tiêu biểu như thuốc Thập Toàn Đại Bổ sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại chuẩn GMP-WHO, tại Nhà máy Dược Phẩm Nhất Nhất – doanh nghiệp vừa nhận Giải Vàng Chất lượng Quốc gia 2020 do Thủ tướng Chính phủ trao tặng.

Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất bồi bổ cơ thể, tăng cường thể lực, dùng để điều trị các trường hợp khí huyết hư, cơ thể suy nhược kèm theo dương hư: thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh, suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật; Phụ nữ mới sinh.

Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Thập toàn đại bổ Nhất Nhất

bổ khí thông huyếtBồi bổ khí huyết, điều trị suy nhược cơ thể kèm theo dương hư: 

• Thiếu máu, kém ăn, sắc mặt xanh xao, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân lạnh,

• Suy giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật; 

• Phụ nữ mới sinh

Thập Toàn Đại Bổ Nhất Nhất là thuốc điều trị, không phải thực phẩm chức năng.

Sản xuất tại: Công ty TNHH Dược Phẩm Nhất Nhất

Điện thoại liên hệ: 1800.6689 (Giờ hành chính) – Fax: 0272.3817337

Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 307/2020/XNQC/QLD, ngày 29/08/2020

Xem thêm về sản phẩm: https://nhatnhat.com/thap-toan-dai-bo-nhat-nhat.html

Vân Anh
Theo Giáo dục & Thời đại