Thứ sáu, 22/11/2024 | 11:12
RSS

Bị ung thư phổi, cần làm gì để chiến thắng bệnh hiểm nghèo?

Thứ hai, 20/08/2018, 19:00 (GMT+7)

Nếu như người thân mắc bệnh ung thư phổi, bạn cần phải có một chế độ chăm sóc đặc biệt về ăn uống, sinh hoạt và cần lưu ý những điều không được làm để tránh tình trạng bệnh nặng thêm.

Khi người thân mắc ung thư phổi, bạn cần phải làm gì 5
Bạn cần phải làm gì khi người thân mắc ung thư phổi, ?

Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi là căn bệnh có sự xuất hiện của những khối u ác tính trong các tế bào của ống dẫn khí. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời, khối u này sẽ dần lan ra ngoài phổi và đi đến các mô hoặc bộ phận khác trong cơ thể, đây cũng được biết đến là quá trình di căn. 

Ung thư phổi không gây đau đớn nên giai đoạn sớm thường không có triệu chứng. Ung thư phổi thường đe dọa tính mạng vì có xu hướng di căn ngay trước khi có thể phát hiện trên phim chụp X-quang.

Thường khi bệnh ở giai đoạn di căn, khoảng 70% bệnh nhân có triệu chứng ho, tức ngực. Bệnh nhân có thể khan tiếng do khối bướu xâm lấn trực tiếp hay hạch bạch huyết ở trung thất bị di căn và làm liệt dây thanh âm. Khi ung thư ở đỉnh phổi đã xâm lấn hệ thần kinh giao cảm, có thể sụp mi, sa mí mắt, đồng tử co lại, lõm mắt...

Đa số ung thư phổi xuất hiện ở những người đã và đang hút thuốc lá, tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá. Một số yếu tố nguy cơ khác là tiếp xúc với khí radon, các ô nhiễm không khí từ công nghệ kim loại nặng, amiăng, mỏ phóng xạ uranium, công nghiệp hóa dầu, yếu tố gia đình..

Ung thư phổi giai đoạn sớm thường không có triệu chứng, đa số bệnh nhân phát hiện khi đã muộn, tỷ lệ tử vong cao.Tại Việt Nam ung thư phổi đứng thứ nhất trong 10 loại ung thư thường gặp ở cả hai giới và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Bệnh có xu hướng gia tăng, gần đây xuất hiện nhiều ở người trẻ tuổi.

Nếu có một thành viên trong gia đình bị ung thư phổi, hãy áp dụng những biện pháp dưới đây:

Khi người thân mắc ung thư phổi, bạn cần phải làm gì

Xây dựng chế độ ăn khoa học

Trong suốt quá trình điều trị và phục hồi, việc ăn uống lành mạnh và đúng cách sẽ góp phần giúp sức khỏe được phục hồi. Để góp phần làm giảm nguy cơ phát triển ung thư phổi, nên lựa chọn trái cây giàu Flavonoids, các sản phẩm sữa ít chất béo, thực phẩm có chứa Lutein cao như cải lá, cải xanh, cà chua và trà. Đồng thời, nên tránh các loại đồ uống có cồn như rượu, bia...

Trong suốt quá trình điều trị và phục hồi, việc ăn uống lành mạnh và đúng cách sẽ góp phần giúp sức khỏe được phục hồi. Để góp phần làm giảm nguy cơ phát triển ung thư phổi, nên lựa chọn trái cây giàu Flavonoids, các sản phẩm sữa ít chất béo, thực phẩm có chứa Lutein cao như cải lá, cải xanh, cà chua và trà.

Đồng thời, nên tránh các loại đồ uống có cồn như rượu, bia. ung thư phổi,nguyên nhân gây bệnh ung thư,triệu chứng bệnh ung thư,điều trị bệnh ung thư.

Lên kế hoạch đối diện với suy nghĩ tiêu cực

Khi người thân mắc ung thư phổi, bạn cần phải làm gì 2

Việc phát hiện mắc ung thư phổi có thể ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý người bệnh, gia đình bệnh nhân và sự kỳ thị của những người xung quanh, cụ thể:

Sự kỳ thị của xã hội: 85% trong số các ca mắc ung thư phổi có liên quan đến khói thuốc. Vì lý do này mà nhiều người thường nghĩ rằng nguyên nhân ung thư phổi là do hút nhiều thuốc và đó là hậu quả xứng đáng. Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng ngay cả những người không hút thuốc vẫn có thể mắc bệnh ung thư phổi, nguyên nhân có thể do không khí ô nhiễm. 

Sự thờ ơ của gia đình: Chính áp lực khi chăm sóc bệnh nhân khiến các thành viên trong gia đình đôi lúc làm người bệnh cảm thấy tổn thương, đặc biệt là đối với người ung thư phổi do hút thuốc lá. Mọi người nên chuẩn bị kỹ càng về tâm lý và cách hành xử của mình đối với người bệnh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia tâm lý để có thể phần nào xoa dịu nỗi đau mà bệnh nhân ung thư phải chịu đựng.

Sự mặc cảm ở bệnh nhân: Nhiều người thường tự dằn vặt sau khi biết tin mình mắc bệnh ung thư phổi. Vì thế, đôi khi bệnh nhân ung thư phổi không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Với tư cách là người thân của bệnh nhân, bạn nên giúp họ tham gia các hoạt động bổ ích khác để tạm thời quên đi nỗi đau mắc bệnh ung thư.

Chăm sóc bệnh nhân như chăm sóc chính mình

Khi người thân mắc ung thư phổi, bạn cần phải làm gì

Hãy chăm sóc, giúp đỡ bệnh nhân mỗi ngày như chăm sóc chính mình. Lo lắng với với các xét nghiệm chẩn đoán hoặc các điều trị không hiệu quả chỉ làm bệnh nhân và những người trong gia đình thêm mệt mỏi. Nên tập trung năng lượng cho ngày hôm nay, không phải cho những điều đã qua.

Có thể kể chuyện vui hoặc với những người mới được chuẩn đoán mắc ung thư phổi, bạn nên đưa họ đi dạo hoặc đi du lịch cho tinh thần được sảng khoái. An ủi và khuyên họ những điều tích cực nên làm. Tránh để sự u uất, buồn rầu của chính mình ảnh hưởng nên bệnh nhân.

Bạn có thể tham khảo những cách trên để chăm sóc người thân mắc ung thư phổi. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm từ các bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia để phối hợp những cách điều trị tốt nhất.


Xem thêm Clip: Bí quyết lọc sạch phổi bằng thực phẩm hàng ngày

TH
Theo Đời sống Plus/GĐVN