Nhiều người lựa chọn chế độ ăn chay nhưng cần làm sao để vừa ăn chay vừa đảm bảo sức khỏe
Dù ăn chay nhưng trong chế độ ăn hàng ngày, cần phải đảm bảo có đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng.
Nhóm bột đường: Nhóm này có nhiều trong gạo, khoai, bắp, lúa mì cũng như các loại ngũ cốc khác.
Nhóm chất đạm: Có nhiều trong các loại đậu. Trong đó, đậu nành là thực phẩm được sử dụng nhiều nhất để chế biến các món chay. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra chất đạm trong đậu nành cao gấp nhiều lần thịt bò. Điều đó chứng tỏ nguồn đạm từ thực vật phong phú không thua kém nguồn từ động vật.
Nhóm chất béo: Chất béo có từ các loại hạt có dầu (đậu nành, mè, đậu phộng, hạt hướng dương, hạt gấc…). Nhóm này chứa axit béo không no, beta caroten (tiền chất vitamin A), vitamin E.
Nhóm vitamin và khoáng chất: Có trong các loại rau, củ quả và trái cây. Chẳng hạn, những loại có lá màu xanh đậm, vàng như cam, cà rốt, cà chua, khoai lang, bí đỏ, dưa hấu cung cấp vitamin C, A và chất xơ. Bông cải xanh, rau cần tây cung cấp vitamin B9, vitamin C, beta caroten…
Để đảm bảo sức khỏe, người ăn chay nên thiết kế thực đơn có ít nhất 5 phần trái cây và rau củ mỗi ngày nhằm cung cấp đủ chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa, phòng ngừa táo bón.
Ngoài ra, người ăn chay có thể bổ sung vitamin dạng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để không bị thiếu chất.
Các nghiên cứu cho thấy ăn chay mang lại nhiều lợi ích như giảm nguy cơ đái tháo đường type 2, bệnh tim, nhiều loại ung thư và một số bệnh khác. Người ăn chay ít bị béo phì và chỉ số BMI thấp hơn.
Ăn chay đúng cách - phải ăn như nào? Nguồn: Mẹo vặt sức khỏe