Chủ nhật, 19/01/2025 | 09:29
RSS

Bé thường xuyên bị ngạt mũi khi nằm ngủ: Đã có mẹo hay!

Thứ sáu, 16/06/2023, 14:31 (GMT+7)

Bé bị ngạt mũi khi nằm ngủ không chỉ khó chịu mà còn khiến bé ngủ không ngon, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Mách mẹ một vài mẹo hay giúp trẻ hết ngạt mũi nhanh chóng.

Bé bị ngạt mũi khi nằm ngủ gây khó chịu

Nguyên nhân chính khiến bé bị ngạt mũi khi nằm ngủ 

Giấc ngủ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Do đó, nếu thường xuyên bị ngạt mũi khi nằm ngủ, trẻ sẽ không chỉ bị khó chịu mà còn bị mệt mỏi do thiếu ngủ, lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. 
 
Ngạt mũi hay nghẹt mũi là tình trạng các mô trong khoang mũi bị sưng lên do các mạch máu bị viêm, kết hợp với dịch nhầy trong mũi tiết ra quá nhiều. Ở tư thế nằm, dịch nhầy không thoát ra ngoài được mà tích tụ lại, dẫn đến nghẹt mũi, khó thở. 
 
Khoang mũi của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường hẹp hơn so với người lớn, nên cũng dễ bị ngạt mũi khi nằm. 
 
Một số nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi khi nằm ngủ là: 
- Nhiễm virus, vi khuẩn dẫn đến viêm mũi, cảm lạnh, cúm 
- Bị dị ứng dẫn đến viêm mũi dị ứng 
- Không khí ô nhiễm, không khí khô
- Bất thường ở cấu trúc mũi (như lệch vách ngăn) 
 
Bị ngạt mũi khi nằm ngủ khiến trẻ khó thở, khó ngủ

Bé thường xuyên bị ngạt mũi khi nằm ngủ có cần đi khám bệnh? 

Nếu tình trạng nghẹt mũi kèm theo các triệu chứng khác như trẻ ho, sốt cao… thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bệnh để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp. Bởi ngạt mũi là triệu chứng chung của nhiều bệnh lý đường hô hấp như cảm cúm, viêm xoang, viêm phế quản, thậm chí cả viêm phổi… 
 
Nếu bé chỉ bị ngạt mũi khi nằm ngủ và không kèm thêm các triệu chứng khó chịu khác, cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo vặt ngay tại nhà. 

Một số mẹo hay giúp giảm ngạt mũi khi nằm ngủ

1. Kê cao đầu khi ngủ

Để dịch nhầy trong mũi thoát ra ngoài dễ dàng hơn, không bị bít tắc dẫn đến khó thở, bạn có thể kê thêm một chiếc gối mỏng để kê cao đầu của trẻ khi ngủ. Khi được kê cao đầu, trẻ sẽ dễ thở và ngủ ngon hơn. 

2. Day nhẹ và massage cánh mũi cho bé

Massage cánh mũi giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi, để dịch nhầy thoát ra ngoài dễ hơn. Đồng thời, tác động một lực nhẹ vào vùng mũi cũng giúp tăng cường lưu thông máu, giúp máu mang chất dinh dưỡng đến vùng mũi tốt hơn. Nhờ đó sẽ giúp chữa lành các tổn thương. 
 
Hướng dẫn cách massage mũi cho bé: 
• Mẹ sử dụng 2 ngón trỏ hoặc ngón áp út day nhẹ, vuốt nhẹ dọc sống mũi của bé từ 1-3 phút.
• Xoa và ấn nhẹ vào huyệt ấn đường (huyệt nằm giữa hai đầu của lông mày). Huyệt này làm thông mũi, để điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang.
• Dùng 2 ngón trỏ ấn huyệt nghinh hương trong 2 phút. Huyệt nghinh hương là giao điểm của đường ngang đi qua hai chân cánh mũi và rãnh mũi má, chuyên trị bệnh lý của mũi.
 
Day nhẹ, massage mũi cho trẻ giúp giảm ngạt mũi nhanh chóng

3. Dùng tinh dầu tràm 

Tinh dầu tràm giúp giảm sổ mũi, ngạt mũi đồng thời giúp giảm các triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm nhanh chóng. 
 
Mẹ có thể bôi vài giọt tinh dầu tràm vào phần ngực, lòng bàn chân của trẻ rồi xoa nhẹ. Khi trẻ đi ngủ, có thể nhỏ 1-2 giọt lên gối hoặc tấm khăn nhỏ đặt cạnh chỗ trẻ ngủ để hít ngửi mùi hương tinh dầu giúp giảm ngạt mũi. 
 

4. Đốt tinh dầu khuynh diệp 

Tinh dầu khuynh diệp cũng là loại tinh dầu thường được sử dụng khi bị ngạt mũi. Do tinh dầu này có chứa chất chống virus, vi khuẩn, làm sạch không khí. Nhỏ một vài giọt tinh dầu khuynh diệp vào bộ khuếch tán hoặc máy xông tinh dầu trong phòng để trẻ hít ngửi cũng sẽ giúp giảm ngạt mũi. 

5. Rửa mũi 

Xịt mũi và rửa mũi là biện pháp thông dụng nhất để giảm ngạt mũi ở cả người lớn và trẻ nhỏ. 
 
Rửa mũi là phương pháp đưa nước muối vào một bên mũi, dung dịch nước muối sẽ mang theo dịch nhầy ra ngoài qua lỗ mũi bên kia. Nhờ đó sẽ giúp làm sạch khoang mũi, giảm nghẹt mũi hiệu quả. 
 
Để rửa mũi, nên dùng nước muối sinh lý và bộ dụng cụ rửa mũi chuyên dụng, tránh sử dụng xilanh vì xilanh tạo áp lực mạnh, có thể gây đau mũi. 
 
Xịt mũi và rửa mũi là biện pháp thông dụng nhất để giảm ngạt mũi

6. Xịt mũi 

Xịt mũi là phương pháp sử dụng bình xịt có tia phun sương mịn, giúp đưa dung dịch nước muối vào mũi, làm loãng dịch nhầy trong mũi, để dịch nhầy thoát ra ngoài. Dung dịch nước muối còn giúp làm sạch và sát khuẩn mũi, giúp giảm các triệu chứng viêm mũi, viêm đường hô hấp trên. 
 
Để xịt mũi cho trẻ, cha mẹ nên dùng dung dịch vệ sinh mũi có chứa muối và nước khoáng (chứa nhiều khoáng chất như Cu, I, Mg, Mn, Zn,…) với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc, kết hợp thêm hương cam tự nhiên. 
 
Có thể xịt mũi cho trẻ 3-5  lần/ngày vào 2 bên mũi, mỗi bên mũi xịt 1 – 2 lần. Nếu trẻ thường xuyên bị ngạt mũi khi nằm ngủ thì nên xịt mũi trước khi ngủ. Dung dịch vệ sinh mũi cho trẻ hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. 
 

DUNG DỊCH VỆ SINH MŨI ZENKO

Công dụng:
• Giúp phục hồi và tăng cường sức khỏe niêm mạc, giúp sát khuẩn, giúp kháng viêm, giảm phù nề, giảm kích ứng niêm mạc.
• Giúp làm loãng chất nhầy ứ đọng ở các khoang mũi, đào thải chúng cùng bụi bẩn, vi khuẩn, tác nhân gây bệnh, gây dị ứng, làm sạch niêm mạc mũi, xoang, giúp phòng ngừa và giúp làm giảm nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi xoang, viêm đường hô hấp trên.
• Giúp làm săn se niêm mạc, giúp mũi thông thoáng hơn.
• Giúp làm ẩm mũi, giảm cảm giác khô rát mũi, họng khi không khí khô lạnh.
 
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

 

Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại