Thứ năm, 25/04/2024 | 19:26
RSS

Những điều cha mẹ cần tránh khi trẻ bị ngạt mũi khô

Thứ tư, 05/10/2022, 08:23 (GMT+7)

Trẻ bị ngạt mũi khô nếu xử lí sai cách có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cha mẹ nên làm gì, tránh làm gì khi điều trị và chăm sóc cho trẻ bị ngạt mũi khô?

trẻ bị ngạt mũi khô

Xác định tình trạng trẻ bị ngạt mũi khô để điều trị phù hợp

Thế nào là ngạt mũi khô?

Ngạt mũi khô là tình trạng ngạt mũi không kèm theo chảy nước mũi, thay vào đó, dịch nhầy ở mũi sẽ cô đặc lại và gây tắc nghẽn cản trở hoạt động hít thở của mũi.

Có thể quan sát thấy trẻ bị ngạt mũi khô há miệng khi ngủ, đây là phản xạ tự nhiên để miệng thực hiện chức năng hô hấp thay thế cho mũi.

Nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi khô

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi khô, phổ biến nhất là:

Viêm xoang

Viêm xoang bẩm sinh hay viêm xoang do nhiễm trùng đều có triệu chứng đặc trưng là ngạt mũi. Nguyên nhân là do hệ thống niêm mạc trong xoang bị viêm, phù nề tăng tiết dịch lấp đầy các xoang. Dịch nhày này có thể chảy ra mũi trước, cũng có thể cô đặc gây ra ngạt mũi khô.

trẻ bị ngạt mũi khô

Viêm xoang là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị ngạt mũi khô

Dị ứng

Ở những trẻ có cơ địa dễ dị ứng với môi trường xung quanh, ví dụ như dị ứng thời tiết dị ứng bụi… thường bị ngạt mũi khô. Khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng, lớp niêm mạc đường hô hấp của trẻ sẽ có xu hướng bị phù nề và tăng tiết dịch tương tự trường hợp viêm xoang.

Do mắc dị vật trong mũi

Nguyên nhân này tuy ít gặp nhưng lại nguy hiểm hơn rất nhiều so với hai nguyên nhân kể trên. Khi bị mắc dị vật, mũi trẻ sẽ tiết dịch và cô đặc gây ngạt mũi khô. Ngoài ra, dị vật còn gây đau, chảy máu mũi và thậm chí có thể gây tắc đường thở nguy hiểm tính mạng.

Những điều cần tránh khi trẻ bị ngạt mũi khô

Hút mũi cho trẻ bằng miệng

Hút mũi cho trẻ bằng miệng là hành động nên tránh tuyệt đối vì miệng của người lớn có rất nhiều loại vi khuẩn, virus khác nhau, vì vậy sẽ gián tiếp lây sang trẻ. Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên khi bị lây vi khuẩn, virus từ người lớn sẽ rất nguy hiểm, phải sử dụng nhiều loại kháng sinh mạnh, điều trị khó khăn với thời gian kéo dài.

trẻ bị ngạt mũi khô

Hút mũi bằng miệng không được khuyến cáo cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tự ý sử dụng thuốc co mạch, kháng sinh

Khi trẻ nhỏ bị ốm, việc tự mua thuốc về điều trị tại nhà là thói quen thường gặp của nhiều ông bố bà mẹ. Tuy nhiên, hành động này lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, thậm chí trực tiếp đe dọa tới tính mạng của trẻ.

Với các loại thuốc co mạch nhỏ mũi, ban đầu có thể thấy hiệu quả làm thông thoáng mũi nhưng sử dụng kéo dài sẽ khiến tình trạng nặng hơn, nhờn thuốc, xơ hóa niêm mạc mũi rất khó điều trị.

Với kháng sinh, việc tự ý dùng thuốc có tác hại rõ rệt hơn rất nhiều. Dùng thuốc khi không có chỉ định, lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ gây kháng thuốc, gây khó khăn cho việc điều trị sau này.

Khi trẻ bị ngạt mũi khô, cha mẹ nên làm gì?

1. Xịt mũi, rửa mũi cho trẻ

Đây là giải pháp giúp giải phóng lượng dịch nhầy cản trở đường thở của trẻ, giúp trẻ hít thở thoải mái và dễ chịu hơn.

Với trẻ bị ngạt mũi khô, trước khi hút dịch mũi, cha mẹ nên cho con xông hơi mũi họng (trẻ trên 5 tuổi) hoặc rửa mũi (trẻ dưới 5 tuổi) để làm loãng dịch nhầy cô đặc trong mũi.

Có thể dùng dụng cụ vệ sinh mũi để xịt mũi làm loãng dịch nhầy trong mũi, giúp hút mũi, rửa mũi dễ dàng hơn.

2. Đảm bảo chất lượng không khí xung quanh

Không khí khô, lạnh cũng là yếu tố làm nặng thêm tình trạng ngạt mũi khô của trẻ. Do đó, cha mẹ nên chú ý điều chỉnh độ ẩm không khí ngay tại phòng ngủ để hạn chế ảnh hưởng xấu bằng cách đặt điều hòa không khí ở chế độ “giữ ẩm”, đặt thêm một chậu nước trong phòng ngủ hoặc sử dụng máy phun sương.

Với trẻ có cơ địa dị ứng thì cha mẹ có thể dùng máy lọc không khí, máy hút ẩm trong nhà để tránh nấm mốc sinh sôi.

trẻ bị ngạt mũi khô

Đảm bảo không khí có độ ẩm phù hợp giúp hạn chế ngạt mũi khô

3. Kê cao đầu cho trẻ khi ngủ

Để tránh ngạt mũi, giúp trẻ dễ thở hơn, cha mẹ nên kê cao đầu cho trẻ khi ngủ bằng cách kê thêm một chiếc gối mỏng nhỏ giúp dịch nhầy từ mũi xoang chảy xuống dễ hơn.

4. Điều trị sớm viêm xoang, viêm mũi dị ứng cho trẻ

Viêm xoang, viêm mũi dị ứng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị ngạt mũi khô vì vậy việc điều trị sớm là rất cần thiết.

Xu hướng hiện nay khi điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng là áp dụng bài thuốc Đông y để tác động vào nguyên nhân, tăng cường chính khí trong cơ thể, ngăn ngừa hàn tà xâm nhập gây bệnh.

Đông y có bài thuốc thông mũi, tiêu viêm hiệu quả kỳ diệu. Tính hiệu quả của bài thuốc này đã được nhiều thế hệ người bệnh chứng minh.

Hiện nay, bài thuốc này đã được chuyển giao công nghệ sản xuất tại nhà máy dược phẩm Nhất Nhất hiện đại, đạt chuẩn GMP-WHO, tạo nên Thuốc Xoang Đông y dạng viên nén tiện dụng.

Thuốc Xoang Đông y dạng viên nén hỗ trợ điều trị các chứng nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp và mạn tính, phù hợp với trẻ em từ 5 tuổi trở lên.

Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Trẻ bị ngạt mũi khô kéo dài do viêm xoang, viêm mũi dị ứng có thể tham khảo sử dụng.

Thuốc Xoang Nhất Nhất

trẻ bị ngạt mũi khô- Thông mũi, tiêu viêm trị:

- Viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi

- Viêm xoang cấp, mạn tính, đau đầu

Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

DS Nguyễn Thập
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại