Thứ bảy, 18/01/2025 | 19:28
RSS

Mẹ có biết nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ bị ngạt mũi?

Thứ tư, 15/12/2021, 06:27 (GMT+7)

Trẻ bị ngạt mũi nếu không được điều trị có thể dẫn đến viêm họng, viêm phế quản phổi… Biết được nguyên nhân nào khiến trẻ ngạt mũi có thể giúp cha mẹ có được phương pháp điều trị phù hợp.

Trẻ bị ngạt mũi

Trẻ nhỏ rất dễ bị ngạt mũi do nhiều nguyên nhân khác nhau

Trẻ bị ngạt mũi nguyên nhân do đâu?

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng (do vi rút hoặc vi khuẩn) có thể làm cho niêm mạc mũi bị viêm, gây chảy nước mũi hoặc tắc mũi. Có nhiều bệnh nhiễm trùng gây ra điều này:

  • Cảm lạnh: ngạt mũi là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của cảm lạnh. Có hàng trăm loại vi rút gây cảm lạnh. Các triệu chứng phổ biến nhất là: ngạt mũi, sổ mũi, ho, hắt hơi, sốt, mệt mỏi, đau họng, đau đầu.
  • Cúm: các triệu chứng cúm cũng tương tự như cảm lạnh, nhưng trầm trọng hơn gồm sốt, đau nhức, mệt mỏi, ho khan, đau họng, nhức đầu, không ngủ được, chán ăn…
  • Viêm xoang: viêm xoang thường xuất hiện sau cảm lạnh và có thể gây nghẹt cứng mũi xoang dẫn đến cảm giác khó chịu, đau hoặc nhức ở má, mắt, trán, đầu và răng. Viêm xoang cũng có thể ảnh hưởng đến khứu giác, gây hôi miệng, khó bú và thở bằng miệng.
  • Viêm tiểu phế quản: loại nhiễm trùng này ảnh hưởng đến đường hô hấp dưới - một phần của phổi. Bệnh này khá phổ biến ở trẻ em dưới 2 tuổi và có thể dẫn đến sổ mũi. Nó thường bắt đầu giống như cảm lạnh trước khi xuất hiện các triệu chứng như sốt nhẹ, ho, khó bú và thở nhanh hoặc khò khè.

trẻ bị ngạt mũi

Nhiễm vi rút, vi khuẩn là nguyên nhân chính khiến trẻ bị ngạt mũi

Ngạt mũi sinh lý do dịch nhầy tích tụ

Đôi khi trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi bị ngạt mũi gọi là tình trạng ngạt mũi sinh lý. Trẻ sơ sinh thường bị nghẹt mũi vì chúng bị tích tụ chất nhầy trong hốc mũi và đường mũi hẹp không thể tự đào thải ra ngoài.

Nếu em bé vẫn ăn tốt và không có biểu hiện gì khác, tình trạng này có thể không liên quan gì đến nhiễm trùng.

trẻ bị ngạt mũi

Trẻ nhỏ bị ngạt mũi do đường thở nhỏ

Dị ứng

Viêm mũi dị ứng cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi. Bệnh có thể tồn tại trong một thời gian dài - đôi khi hơn một năm - tùy thuộc vào tác nhân gây dị ứng. Một cách đơn giản có thể giúp xác định trẻ bị ngạt mũi là do dị ứng chứ không phải cảm lạnh là kiểm tra màu sắc của chất nhầy chảy ra từ mũi. Nếu nó trong và chảy nước, nhiều khả năng là dị ứng.

Dị vật

Trẻ ngạt mũi có thể do tò mò nhét vật gì đó vào lỗ mũi. Trong trường hợp này, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để gắp dị vật ra.

Không khí khô

Không khí khô ảnh hưởng đến mũi xoang vì nó làm hỏng các lông mao lọc vi khuẩn và các mảnh vụn trong màng nhầy lót trong các hốc mũi và xoang. Không khí cũng có thể trở nên đặc biệt khô nếu phòng bật máy lạnh, gần bếp đốt củi hoặc sử dụng hệ thống sưởi.

Do hệ miễn dịch

Đối với nhiều trẻ, nghẹt mũi có thể trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm. Điều này là do việc nằm ngửa khiến chất nhầy đọng lại ở phía sau cổ họng. Thêm vào đó, hệ thống miễn dịch của trẻ thường hoạt động mạnh hơn vào ban đêm, điều này có thể làm niêm mạc mũi bị nề hơn.

Cần làm gì khi trẻ nhỏ bị ngạt mũi?

Trẻ bị ngạt mũi cần được xử trí càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng nghiêm trọng hơn xuất hiện. Sau đây là một số phương pháp đơn giản cha mẹ có thể áp dụng cho trẻ:

Hít hơi nước ấm

Phòng có hơi nước ấm có thể giúp làm loãng chất nhầy đặc và giúp trẻ thở dễ dàng hơn. Thử cho trẻ tắm nước ấm trước khi ngủ hoặc hít hơi ấm từ bát nước nóng. Điều này sẽ giúp đường thở của trẻ thông thoáng hơn.

Máy tạo ẩm

Máy tạo độ ẩm, máy phun sương giúp không khí không bị khô. Điều này có thể giúp giảm ho khan và giảm nghẹt mũi, đặc biệt là vào ban đêm. Cần vệ sinh máy tạo ẩm sạch sẽ vì nấm mốc có thể dễ dàng phát triển trong không gian ẩm ướt.

Nước muối xịt mũi

Nước muối xịt mũi có thể giúp làm dịu mũi bị kích ứng. Chúng cũng có thể giúp làm loãng dịch nhầy đặc. Vào mùa lạnh cha mẹ nên làm ấm lọ nước mũi, nhỏ mũi hoặc xịt mũi thường xuyên cho trẻ để duy trì độ ẩm cho mũi và hạn chế kích ứng.

trẻ bị ngạt mũi

Xịt mũi giúp giảm giữ ẩm và hạn chế kích ứng

Uống nhiều chất lỏng

Nước và các chất lỏng khác (sữa, nước hoa quả) có thể giúp làm loãng chất nhầy, giúp dịch nhầy dễ chảy ra ngoài hơn. Chất lỏng cũng có thể giúp ngăn ngừa mất nước nếu trẻ bị sốt.

Thay đổi tư thế ngủ

Tình trạng trẻ bị ngạt mũi thường trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm. Một số trẻ cũng có thể cảm thấy khát vào ban đêm nếu chúng bị nghẹt mũi và há miệng để thở. Có thể kê cao đầu cho trẻ khi ngủ để giảm bớt các triệu chứng nghẹt mũi.

Dùng thuốc

Trong trường hợp trẻ bị ngạt mũi do nhiễm trùng như viêm xoang, viêm mũi dị ứng, bên cạnh các biện pháp hỗ trợ, việc sử dụng thuốc cho trẻ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục và khiến trẻ thoải mái hơn. Thuốc Tây có ưu điểm làm giảm triệu chứng nhanh, tuy nhiên không điều trị nguyên nhân gây bệnh. Trẻ con bị ngạt mũi, cha mẹ cần cẩn trọng khi sử dụng các loại thuốc nhỏ mũi gây co mạch, thông mũi nhanh, tuy nhiên cũng rất dễ bị sưng nề hơn nếu sử dụng quá liều.

Trẻ trên 5 tuổi bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng có thể sử dụng thuốc Đông y vừa an toàn khi sử dụng lâu dài, vừa mang lại hiệu quả bền vững, hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.

Thuốc Xoang Nhất Nhất

trẻ bị ngạt mũiThông mũi, tiêu viêm trị:

- Viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi

- Viêm xoang cấp, mạn tính, đau đầu

NSX: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

DS Phan Hiền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại