Ngạt mũi khó thở thường xuyên rất khó chịu cho nhiều người
Mũi là cơ quan đầu tiên của hệ hô hấp tiếp xúc trực tiếp với không khí, chịu trách nhiệm làm sạch, làm ấm và giữ ẩm không khí để đảm bảo an toàn cho hệ hô hấp.
Trong nhiều trường hợp, mũi bị tắc nghẽn gây khó khăn cho việc hô hấp. Tình trạng ngạt mũi khó thở là tình trạng khá phổ biến, xảy ra thường xuyên đặc biệt là mùa lạnh và có thể liên quan đến một số nguyên nhân dưới đây:
Cảm lạnh được xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng ngạt mũi khó thở. Cảm lạnh thường do virus gây ra, có thể gặp cả ở người lớn và trẻ em nhưng thường xuyên xảy ra hơn đối với những người có sức đề kháng yếu.
Virus xâm nhập có thể khiến xuất hiện dịch nhầy trong khoang mũi, gây tắc nghẽn và dẫn đến tình trạng ngạt mũi khó thở. Cảm lạnh có thể kèm theo sốt và đau đầu. Tuy nhiên, cảm lạnh thường không quá nguy hiểm, người bệnh chỉ cần giữ ấm cơ thể, ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ là bệnh có thể tự hết sau 7-10 ngày.
Dị ứng là tình trạng cơ thể phản ứng quá mức đối với các tác nhân vô hại ngoài môi trường. Khi gặp phải tác nhân gây dị ứng, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng lại, mũi sẽ tiết ra nhiều dịch nhầy hơn để ngăn chặn tác nhân gây dị ứng xâm nhập sâu vào bên trong cơ thể. Do đó gây nên tình trạng ngạt mũi khó thở.
Một số tác nhân dị ứng thường gặp như phấn hoa, nước hoa, khói thuốc lá, lông thú cưng, khói thuốc hoặc thức ăn… Người có cơ địa dị ứng cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân này.
Dị ứng cũng là một nguyên nhân gây ra ngạt mũi khó thở
Viêm xoang tình trạng nhiễm trùng trong các xoang mũi. Tình trạng này gây ra nhiều dịch nhầy và chất thải trong khoang xoang, được đẩy ra mũi gây ra ngạt mũi, khó thở.
Viêm xoang còn kèm theo các triệu chứng khó chịu khác như đau đầu, đau nhức vùng mặt, sốt… Bệnh thường có tính chất mạn tính nên người bệnh cần thăm khám và điều trị sớm.
Vách ngăn mũi là lớp mô mềm ngăn cách 2 lỗ mũi. Khi vách ngăn này bị lệch sẽ gây ra tình trạng ngạt 1 bên lỗ mũi do không khí không thể lưu thông.
Polyp mũi là tình trạng xuất hiện các khối u mềm, không đau bên trong mũi. Khi các khối u phát triển đủ lớn có thể gây ra ngạt mũi khó thở.
Trong một số trường hợp, polyp mũi có thể gây chảy máu mũi, suy giảm khứu giác và ngáy khi ngủ. Polyp mũi cần được điều trị để tránh các rủi ro có thể xảy ra. Bác sĩ thường kê thuốc Steroid hoặc thuốc xịt để điều trị polyp mũi. Đôi khi người bệnh có thể được đề nghị phẫu thuật nếu thuốc không có hiệu quả điều trị.
Các mô xoăn mũi có trách nhiệm giữ ẩm không khí chúng ta hít thở. Do đó, khi các mô này bị nhiễm trùng hoặc dị ứng, chúng có thể phát triển quá mức về kích thước. Khi phát triển đủ lớn, các mô này sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn toàn bộ mũi và gây khó thở.
Trong một số trường hợp, người bệnh có khoang mũi nhỏ hẹp khiến cho các mô xoăn mũi phát triển lớn và dẫn đến hạn chế luồng không khí. Trong trường hợp này, người bệnh cần phẫu thuật định hình mũi để tránh ngạt mũi mạn tính và các vấn đề phát sinh khác.
Nhiều trường hợp, ngạt mũi khó thở có thể được cải thiện đơn giản bằng một số phương pháp sau:
Máy tạo độ ẩm không khí có tác dụng chuyển nước thành độ ẩm và làm ẩm không khí trong phòng. Hít thở không khí ẩm có tác dụng làm dịu các mô bị kích thích, giảm viêm, sưng các mạch máu ở xoang mũi. Do vậy, máy tạo độ ẩm không khí giúp hỗ trợ giảm tình trạng ngạt mũi khó thở cho người bệnh.
Máy tạo độ ẩm không khí
Tắm nước ấm giúp cơ thể lưu thông khí huyết dễ dàng hơn. Hơi nước nóng cũng có thể giúp làm loãng chất nhầy trong mũi, từ đó giúp giảm ngạt mũi và dễ thở hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể lựa chọn xông hơi thảo dược để có hiệu quả cao hơn.
Dùng khăn ấm chườm lên vùng trán hoặc mũi có thể giúp hạn chế tình trạng ngạt mũi, khó thở. Người bệnh có thể chườm ấm nhiều lần trong ngày hoặc bất cứ khi nào cần thiết.
Trong trường hợp nghẹt cứng mũi, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, người bệnh có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ, dược sĩ để sử dụng thuốc giúp làm thông mũi như thuốc chống viêm giảm đau, thuốc kháng Histamin hoặc thuốc làm loãng chất nhầy…
Lưu ý: khi sử dụng các loại thuốc này, người bệnh cần nghiêm túc sử dụng đúng theo tư vấn của các bác sĩ, dược sĩ.
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý giúp đào thải dịch nhầy trong mũi xoang, hỗ trợ giảm viêm và giúp lưu thông khí dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, rửa mũi tạo áp lực mạnh nên có thể gây đau mũi, viêm tai giữa nếu thực hiện không đúng cách.
Bạn nên dùng dụng cụ rửa mũi chuyên dụng như Neti pot để rửa mũi, tránh dùng xilanh. Nếu không biết cách rửa mũi tại nhà, bạn nên đến phòng khám tai mũi họng để bác sĩ rửa mũi, hoặc dùng dung dịch xịt mũi cũng có hiệu quả cao mà đơn giản, dễ áp dụng tại nhà.
Xịt rửa mũi vệ sinh hàng ngày giúp làm giảm ngạt mũi khó thở hiệu quả
Xịt mũi là phương pháp sử dụng chai dung dịch có chứa nước muối biển và các nguyên tố vi lượng để làm ẩm khoang mũi, làm loãng dịch nhầy trong mũi để xì mũi ra dễ dàng hơn. Nhờ đó sẽ giúp hỗ trợ làm sạch, sát khuẩn và thông mũi.
Tuy nhiên, vì sử dụng xịt trực tiếp vào khoang mũi nên người bệnh cần lựa chọn các thương hiệu xịt mũi của các công ty có lớn, có uy tín để đảm bảo về chất lượng và hiệu quả của sản phẩm. Chẳng hạn như Dung dịch vệ sinh mũi Zenko của Dược phẩm Nhất Nhất.
Zenko có thành phần là muối, nước khoáng chứa nhiều khoáng chất tự nhiên như Cu, I, Mg, Mn, Zn… với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc mũi.
Dung dịch vệ sinh mũi Zenko có cả sản phẩm dành cho người lớn và trẻ nhỏ. Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Người bị ngạt mũi khó thở có thể tham khảo sử dụng để giảm nhanh các triệu chứng.
DUNG DỊCH VỆ SINH MŨI ZENKO Công dụng: • Phục hồi và tăng cường sức khỏe niêm mạc, sát khuẩn, kháng viêm, giảm phù nề, giảm kích ứng niêm mạc. • Làm loãng chất nhầy ứ đọng ở các khoang mũi, đào thải chúng cùng bụi bẩn, vi khuẩn, tác nhân gây bệnh, gây dị ứng, giúp làm sạch niêm mạc mũi, xoang, giúp phòng ngừa và làm giảm nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi xoang, viêm đường hô hấp trên. • Giúp làm săn se niêm mạc, giúp mũi thông thoáng hơn. • Giúp làm ẩm mũi, giảm cảm giác khô rát mũi, họng khi không khí khô lạnh. Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT |