Thứ sáu, 19/04/2024 | 13:14
RSS

Bế tắc trong việc đưa ra phương án cho trạm T2 BOT quốc lộ 91

Thứ sáu, 12/07/2019, 11:19 (GMT+7)

Cuộc họp chiều 11/7 tại trụ sở Bộ GTVT, tham dự có đại diện UBND các tỉnh Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp cùng các đơn vị trực thuộc bộ, ngân hàng, chủ đầu tư dự án BOT quốc lộ 91 nhưng vẫn chưa có kết luận cuối cùng.

Theo Dân Việt, tại cuộc họp giải quyết bất cập ở trạm BOT T2, giữa Bộ GTVT và đại diện UBND các tỉnh Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp cùng các đơn vị trực thuộc bộ, ngân hàng, chủ đầu tư dự án BOT quốc lộ 91, Bộ GTVT đã đưa ra 2 phương án giải quyết về vấn đề này. Tuy nhiên, đến nay Bộ GTVT vẫn chưa chốt phương án di dời trạm BOT T2.
    
Cụ thể, Bộ GTVT vẫn giữa nguyên 2 phương án, một là, di dời vị trí trạm về gần ngã ba Lộ Tẻ (thuộc KCN Thốt Nốt, TP. Cần Thơ); Hai là, giữ nguyên vị trí trạm, tiếp tục xả trạm cho đến khi làm xong tuyến đường tránh TP. Long Xuyên - An Giang để các bên xem xét, cân nhắc giải quyết bất cập.

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật, nếu tuyến đường tránh TP. Long Xuyên đi vào hoạt động thì các xe lưu thông từ TP. Cần Thơ đi An Giang và ngược lại không muốn qua trạm thu phí BOT T2 thì sẽ đi qua con đường này. Từ đó sẽ giải quyết được bất cập đi một quãng đường dài mấy trăm mét nhưng phải trả phí cho cả dự án.

Tuy nhiên, một số ý kiến của Hiệp hội Ô tô Vận tải An Giang lại cho rằng, cả 2 phương án này đều có những bất cập. Với phương án thứ nhất có thể gây tốn kém, lãng phí bởi chi phí xây dựng trạm mới. Phương án thứ 2 có thể sẽ là cái cớ để nhà đầu tư BOT T2 tăng thời gian thu phí qua trạm để hoàn vốn.

Bế tắc trong việc đưa ra phương án cho trạm T2 BOT quốc lộ 91
Ảnh: Người đưa tin

Sau cuộc họp, ông Trần Anh Thư - phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang - đã chia sẻ thông tin với Tuổi Trẻ Online về các phương án xử lý bất cập ở trạm T2. 

Theo ông Thư, Bộ GTVT đã đưa ra 2 phương án, một là dời trạm T2 qua ngã ba Lộ Tẻ, đến gần Khu công nghiệp quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ. Phương án 2 là giữ nguyên vị trí trạm như cũ và xả trạm không thu phí cho đến khi xây dựng xong tuyến tránh TP Long Xuyên.

Ông Thư góp ý nếu thực hiện phương án thứ nhất thì phải làm sao chi phí xây dựng trạm mới có giá thành thấp nhất, để nhà đầu tư giảm thiểu thiệt hại. 

"Tôi kiến nghị nên chọn phương án 2, bởi tuyến tránh TP Long Xuyên đang được thúc tiến độ đến tháng 1-2022 là làm xong. Cuộc họp không bàn về phương án miễn giảm cho các phương tiện nữa, mà chỉ bàn phương án dời trạm hoặc đợi tuyến tránh thôi" ông Thư nói.

Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang chia sẻ thêm nếu dời trạm qua khỏi ngã ba Lộ Tẻ thì chi phí chừng 20 tỉ, trong khi nhà đầu tư tính toán con số này lên đến 38 tỉ đồng. Vì nếu di dời thì trạm mới cũng chỉ được xây dựng theo kiểu tạm thời, đến khi có đường tránh TP Long Xuyên thì trạm T2 cũ tiến hành thu phí trở lại bình thường.

"Đối với phương án 2, bộ kiến nghị phía ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước cho chủ đầu tư được khoanh nợ đến khi nào có đường tránh TP Long Xuyên thì tính tiếp. Tuy nhiên, cả 2 phương án hiện vẫn chưa được Bộ GTVT quyết chọn phương án nào. 

Chi Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN