Ở Chile, tốt hơn là bạn không nên dùng tay để bốc, chạm vào thức ăn. Người Chile coi việc dùng tay để ăn bất cứ thứ gì, ngay cả những món ăn nhẹ như khoai tây chiên là điều khó chịu, không đúng chuẩn mực. Chính vì vậy họ luôn chuẩn bị sẵn dao nĩa cho mỗi bữa ăn.
Ảnh minh họa.
Tôn trọng người lớn tuổi rất quan trọng trong văn hóa Hàn Quốc. Ngoài việc đợi người lớn tuổi bắt đầu ăn, bạn cũng phải ở lại đó cho đến khi người đó ăn xong. Ngoài ra, khi có người lớn tuổi mời bạn đồ uống, bạn phải chấp nhận bằng cách nâng ly bằng cả hai tay.
Tại Nhật Bản bạn cần phải bỏ lại giày ở "genkan" (khu vực sau cửa chính, ngăn cách với sàn nhà bằng một bậc sàn) trước khi bước vào nhà.
Ảnh minh họa.
Đây là một truyền thống có từ thời Heian. Ngoài lý do để nhà sạch, sàn nhà thời kỳ đó thường được lót chiếu rơm đan, là nơi để người Nhật xưa ăn, uống, ngủ nghỉ... Chỉ đôi chân trần là được phép giẫm lên đó.
Người Trung Quốc quan niệm việc ăn sạch đồ ăn trên đĩa là thô lỗ, bất lịch sự vì điều đó ám chỉ chủ nhà không cung cấp đủ thực phẩm cho khách.
Ảnh minh họa.
Tuy nhiên hiện nay, văn hóa này đang dần thay đổi nhằm tránh tình trạng lãng phí thực phẩm xảy ra.
Không giống như văn hóaTrung Quốc, ở Ấn Độ, ăn hết đồ ăn trên đĩa là một phép lịch sử, thể hiện sự tôn trọng với thực phẩm, vốn được coi là thứ thiêng liêng với văn hóa Ấn Độ.
Ảnh minh họa.
Bulgaria “một mình một kiểu” trong việc gật hay lắc đầu. Lắc đầu nghĩa là đồng ý, còn Gật đầu lại có nghĩa là không.
Thay vào đó thì nhớ lấy 2 từ: "da" nghĩa là "có", và "ne" nghĩa là "không".
Ở Hàn Quốc, màu đỏ là màu có nghĩa là cái chết, vì vậy họ thường sử dụng nó để đánh dấu một người đã qua đời. Nếu bạn viết tên người sống bằng màu đỏ, người ta tin rằng nó sẽ mang lại xui xẻo.