Thứ bảy, 18/01/2025 | 16:12
RSS

Hai vợ chồng khóc ân hận khi biết mình mắc ung thư gan từ thói quen ăn hoa quả

Chủ nhật, 08/11/2020, 06:50 (GMT+7)

Chỉ cách nhau 4 tháng, nhưng đôi vợ chồng trẻ người Trung Quốc đã lần lượt phát hiện mình mắc ung thư gan khiến người thân choáng váng.

Theo thông tin từ Sina, thời gian gần đây, người vợ Xiaofang thường xuyên bị sốt và đau bụng bên phải nên đi khám. Bác sĩ nghi ngờ Xiaofang có vấn đề về gan vì vậy đã cho cô thực hiện xét nghiệm alpha-fetoprotein (AFP). Kết quả cho thấy nồng độ AFP của Xiaofang là 485ug/L. Cô được chẩn đoán mắc ung thư gan và phải nhập viện điều trị lập tức.

4 tháng sau, chồng Xiaofang cũng xuất hiện những cơn đau tương tự, sau khi đi khám, kết quả cho thấy nồng độ AFP của anh là 460ug/L. Bác sĩ kết luận anh cũng mắc bệnh ung thư gan giống vợ mình. Biết tin cả 2 vợ chồng trẻ cùng mắc bệnh ung thư, không ít người cảm thấy thương xót.

Được biết, họ đã kết hôn được 10 năm và đã có một người con 6 tuổi. Do cuộc sống khó khăn, họ tiết kiệm bằng cách thường xuyên mua đồ hoa quả khuyến mại ở siêu thì về ăn dần. Ăn không hết, sợ thối hỏng, họ thường cắt bỏ phần hỏng đi, ép lấy nước để uống. 

Từ những thông tin này, các bác sĩ nghi vấn thủ phạm gây bệnh rất có thể là do những loại trái cây hư hỏng, đặc biệt đã xuất hiện nấm mốc, điều này rất nguy hiểm. Vì trong nấm mốc có chứa chất aflatoxin cực kỳ có hại cho gan, có thể gây thoái hóa mô gan thậm chí là hoại tử.

Hai vợ chồng khóc ân hận khi biết mình mắc ung thư gan từ thói quen ăn hoa quả

Trái cây có dấu hiệu hỏng, mốc tuyệt đối không nên ăn. Ảnh minh họa

Theo một số nghiên cứu cho thấy dù gọt bỏ phần trái cây thối thì vùng còn lại của quả đó cũng đã bị nhiễm khuẩn, các vi sinh vật phát triển sinh ra nhiều độc tố gây hại cho cơ thể nếu ăn phải.

Giải thích về hiện tượng này, các chuyên gia cho rằng, thật ra trái cây cũng giống như cơ thể con người, một khi thối rữa thì các loại vi sinh vật sẽ không ngừng sinh sôi phát triển sinh ra vô số chất độc. Những chất độc ấy nhanh chóng thẩm thấu vào phần chưa hư thối thông qua nước dịch của trái cây, sau đó lan rộng khiến cho phần không bị thối cũng chứa vi sinh vật. 

Một số nghiên cứu đã phát hiện, nấm mốc khiến phần lành của trái táo nhiễm lượng độc tố nấm penicillium bằng 10-50% bộ phận bị mốc. 1 kg phần táo lành còn lại có thể chứa 3mg độc tố nấm penicillium.

Ngoài ra, hoa quả bị hư, thì tế bào do bị tổn thương mà nhiều chất dinh dưỡng đều đã thoát ra ngoài. Bởi vậy cho dù không bị vi khuẩn xâm nhập thì cũng không còn giá trị dinh dưỡng, chúng ta lúc này cũng không nhất thiết phải ăn.

Vì vậy, để bảo đảm sức khỏe nên ăn những trái cây có vỏ láng bóng, bên trong còn tươi thơm. Khi trái bắt đầu có đốm đen hoặc dòi thì nên cắt phần thối và khoét bỏ chung quanh thêm một cm nữa. Nếu vùng hư thối và có dòi vượt quá 1/3 trái thì nên vứt, tuyệt đối không được ăn.

M.H
Theo GiadinhNet