Thiểu năng tuần hoàn não là căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận hành của não bộ. Đối với các trường hợp bị bệnh cần sử dụng thuốc phù hợp để đẩy lùi bệnh nhanh chóng. Dưới đây là 5 loại thuốc chữa thiểu năng tuần hoàn não trên thị trường:
Đứng đầu trong danh sách các sản phẩm dành cho ngời bị thiểu năng tuần hoàn não phải kể đến Hoạt Huyết Ngự Y Mật Phương - Đông Y thế hệ 2.
Viên Hoạt Huyết Ngự Y Mật Phương được sử dụng trong các trường hợp thiểu năng tuần hoàn máu não với các triệu chứng: đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mất ngủ, suy giảm trí nhớ.
Nhờ cơ chế bồi bổ khí huyết, hoạt huyết, Viên Hoạt Huyết Ngự Y Mật Phương giúp tăng cường lưu thông máu não mạnh mẽ, hiệu quả cảm nhận rõ rệt chỉ sau 2-5 ngày.
Viên Hoạt Huyết Ngự Y Mật Phương thật sự khác biệt, không giống bất kỳ sản phẩm Đông Y nào trên thị trường. Bởi đây là sản phẩm chuẩn Đông Y thế hệ 2 với nhiều ưu điểm:
Sản phẩm có nguồn gốc từ bài thuốc Ngự Y Mật Phương, là "Quốc bảo" dành riêng cho Vua Chúa triều đình thời Nguyễn và được các Thái Y Viện (người chăm sóc sức khỏe cho Hoàng tộc) tinh chỉnh từng thành phần, lựa chọn từ những nguyên liệu tinh túy nhất.
Do vậy, trong tủ thuốc của người bệnh thiểu năng tuần hoàn máu não nên có Viên Hoạt Huyết Ngự Y Mật Phương - Đông Y thế hệ 2.
Thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất đã được nghiên cứu lâm sàng:
Nghiên cứu lâm sàng so sánh hiệu quả của thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất với hoạt chất Ginkgo Biloba Egb761 đã được Bộ Y tế nghiệm thu. Kết quả thu được:
- Thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất hiệu quả tương đương Ginkgo Biloba Egb761 trong cải thiện các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, suy giảm trí nhớ.
- Thuốc Hoạt Huyết Nhất Nhất Hiệu quả vượt trội Ginkgo Biloba Egb761 trong cải thiện các triệu chứng chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, tê bì chân tay.
Công dụng:
Cách dùng:
Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho các trường hợp phụ nữ có thai, người đang bị chảy máu, người bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Piracetam là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến cho người bị thiểu năng tuần hoàn não, giúp tăng lưu lượng máu tới não, bổ sung hàm lượng oxy và glucose bơm lên não.
Ngoài ra, Piracetam còn có tác dụng cải thiện chức năng não bộ, phù hợp với những người bị sa sút trí tuệ và suy giảm trí nhớ (biến chứng của thiểu năng tuần hoàn máu não).
Tùy theo mức độ bệnh và tình trạng của cơ thể, mà bác sĩ có thể kê đơn cho người dùng với các liều khác nhau. Thông thường, liều dùng hàng ngày là khoảng 30 - 160mg/kg thể trọng, mỗi ngày uống khoảng 2 - 3 lần.
Lưu ý, người bệnh cần sử thuốc Piracetam thận trọng vì sản phẩm gây ra một số biến chứng phụ như: buồn nôn, mất ngủ, hoa mắt, bồn chồn, kích động, ảo tưởng, trầm cảm hoặc bệnh tiêu chảy.
Loại thuốc này dễ tương tác với các dòng thuốc khác như thuốc làm loãng máu Warfarin. Vì vậy bạn nên dùng Piracetam theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
Tiếp theo, trong danh sách "thiếu năng tuần hoàn não nên uống thuốc gì" đó là Cinnarizin.
Cinnarizin là thuốc kháng Histamin H1, có tác dụng chống co mạch ngoại vi. Ngoài ra, dược chất này còn có tác dụng ức chế sự co bóp của tế bào cơ trơn trong mạch máu bằng cách ngăn chặn kênh canxi.
Cinnarizin có tác dụng chống lại tình trạng tăng độ nhớt của máu và cải thiện lưu lượng máu lên não. Bên cạnh đó, Cinnarizin còn sử dụng để điều trị mất thăng bằng cơ thể có thể gây ra bởi bệnh Meniere, ù tai, chóng mặt (cảm giác quay cuồng hoặc chóng mặt) và mất thính giác.
Người bệnh thiếu máu não sử dụng Cinnarizin với liều lượng 25mg/lần, mỗi ngày uống 3 lần.
Không nên dùng Cinnarizin trong trường hợp bệnh nhân bị Viêm loét dạ dày hen suyễn, huyết áp thấp. Ở những bệnh nhân mắc bệnh Parkinson, không dùng Cinnarizin vì nó có thể làm tình trạng bệnh nên tồi tệ hơn. Đối với người đang có ý định sinh con, phụ nữ đang mang bầu hoặc đang cho con bú không nên dùng thuốc Cinnarizin.
Trong trường hợp khi người bệnh sử dụng Cinnarizin trở nên vàng và nước tiểu cũng có màu vàng nhạt, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Không nên uống rượu cùng với Cinnarizin vì khiến cơn buồn ngủ gia tăng và kéo dài liên tục.
Duxil là biệt dược nằm trong nhóm thuốc giãn mạch có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu lên não. Thuốc có nhiệm vụ điều trị các tai biến do thiếu máu cục bộ, chứng giảm sút trí tuệ, rối loạn tiền đình do thiểu năng tuần hoàn máu não.
Liều dùng của Duxil thường là 1-2 viên/ngày, uống sau ăn. Nếu người bệnh uống 2 viên mỗi ngày thì ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Thuốc Duxil chứa 2 thành chính bao gồm Almitrine và Raubasine. Duxil có thể gây ra một số tác dụng phụ như: dị cảm ở chi dưới, giảm cân, rối loạn dây thần kinh ngoại biên, buồn nôn…
Thiểu năng tuần hoàn não nên uống thuốc gì thì có thể lựa chọn thuốc Cerebrolysin. Sản phẩm có nguồn gốc từ protein não lợn, được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch không bao gồm các chất chứa tính kháng nguyên.
Cerebrolysin được chứng minh là có tác dụng nuôi dưỡng tế bào thần kinh, tương tự như các yếu tố tăng trưởng thần kinh, gây kích thích thần kinh ngoại biên và trung ương. Nó cải thiện quá trình trao đổi chất hiếu khí của não và quá trình tổng hợp peptide nội bào.
Ngoài ra, dược chất này còn mang lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ tế bào não, cải thiện khả năng phục hồi của tế bào não ở bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu não gây ra hoặc sau chấn thương sọ não.
Bên cạnh đó, Cerebrolysin còn được chứng minh là có tác dụng thúc đẩy sự hình thành tế bào não mới, giảm viêm trong não, cải thiện chức năng não, tăng năng lượng não (thực hiện việc tăng tiếp nhận glucose của tế bào não) và sản xuất protein trong tế bào. Người ta còn còn sử dụng dược chất này để điều trị bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ, trầm cảm.
Cerebrolysin thường dùng với liều như sau:
Cerebrolysin an toàn cho sức khỏe và thường được bệnh nhân dung nạp tốt. Các tác dụng phụ của thuốc ở mức tương đối với các biểu hiện cụ thể như sau:
Thiểu năng tuần hoàn não nên uống thuốc gì thì thêm một sự lựa chọn khác là các sản phẩm có chiết xuất từ Ginkgo biloba, hay còn gọi là bạch quả. Loại cây này được trồng ở Trung Quốc cách đây 3000 năm và phân bố rộng rãi ở nhiều nước châu Âu, châu Á.
Bộ phận thường dùng của cây bạch quả để trị bệnh chủ yếu là lá hoặc hạt phơi khô. Theo các nhà nghiên cứu, lá bạch quả có chứa flavonoid quercetin, kaempferol và isorhamnetin có tác dụng giãn mạch và chống co thắt mạch máu ở động vật thí nghiệm.
Cao bạch quả có tác dụng bảo vệ chống tổn thương mô não gây ra bởi sự suy giảm oxy lên não (hệ lụy của tình trạng thiếu máu não). Ngoài ra, Ginkgo biloba còn chứa ginkgolid A và B bảo vệ tế bào thần kinh ở những người bị thiếu máu cục bộ.
Trên thực nghiệm, tiêm truyền tĩnh mạch cao bạch quả dự phòng sự tiến triển nhồi máu não ở chó. Trên lâm sàng, Ginkgo biloba được sử dụng để điều trị, hỗ trợ điều trị triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não bao gồm: suy giảm trí nhớ, giảm sự tập trung, lú lẫn, mệt mỏi, trầm cảm, lo âu.
Ngoài ra, Ginkgo biloba còn có khả năng cải thiện bệnh tắc động mạch ngoại biên, khắc phục bệnh lý ở tai như điếc, chóng mặt, ù tai. Trong dân gian, Ginkgo biloba chữa bệnh về giun, chứng viêm phế quản, người bị viêm mạn tính, viêm khớp và phù.
Liều dùng của Ginkgo biloba là khoảng 120 mg/lần, ngày uống 2 - 3 lần.
Lưu ý không nên sử dụng Ginkgo biloba cho các trường hợp: Người bệnh trước khi phẫu thuật hoặc làm tiểu phẫu, người bị rối loạn chảy máu, bị dị ứng với cây thường xuân độc, các loại thảo dược có chứa thành phần alkylphenol.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, khi sử dụng thuốc chữa thiểu năng tuần hoàn não, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Những chia sẻ chi tiết ở bài viết sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc thiểu năng tuần hoàn não nên uống thuốc gì và những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc. Chúc bạn sẽ sớm điều trị khỏi tình trạng thiếu máu não và luôn vui khỏe trong cuộc sống nhé.