Thứ bảy, 18/01/2025 | 20:07
RSS

Phân biệt thiểu năng tuần hoàn não và rối loạn tiền đình

Thứ sáu, 28/07/2023, 11:34 (GMT+7)

Thiểu năng tuần hoàn não và rối loạn tiền đình có nhiều biểu hiện giống nhau nên thường làm nhiều người rất khó phân biệt. Vậy vì sao lại có sự nhầm lẫn giữa 2 bệnh lý này và làm thế nào để phân biệt chúng? Hãy cùng 5 Nhất Nhất tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây.

I - Tìm hiểu về bệnh thiểu năng tuần hoàn não và rối loạn tiền đình

Trước tiên, chúng ta cần hiểu rõ hơn về sinh lý bệnh học của 2 chứng bệnh này, để có góc nhìn bao quát hơn:

1. Bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não là tình trạng suy giảm lượng máu đưa tới não, điều này khiến cho não bộ không được cung cấp đầy đủ oxy và các chất dinh dưỡng để phục vụ cho hoạt động bình thường.

Nếu không được chữa trị kịp thời, thiểu năng tuần hoàn máu não có thể gây ra nhiều biến chứng như: tai biến mạch máu não (đột quỵ), liệt nửa người (hoặc thậm chí liệt cả người) hoặc thậm chí là tử vong. Không những vậy, những di chứng sau tai biến mạch máu não còn khiến cho người bệnh giảm sút hoặc mất đi sức khỏe lao động, gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống, biến người bệnh trở thành một gánh nặng cho gia đình, con cái.

Người bị thiểu năng tuần hoàn não thường có các biểu hiện như: đau đầu dữ dội hoặc đau đầu thành từng cơn, đi đứng loạng choạng như cảm giác mất thăng bằng, tối sẩm mặt, suy giảm trí nhớ, mất ngủ…

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh gì?

2. Chứng rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình được xác định là tình trạng rối loạn tiếp nhận và truyền dẫn thông tin của tiền đình, có thể xảy ra do tổn thương động mạch não hoặc dây thần kinh số 8 hoặc các bất thường trong vị trí tai và não.

Rối loạn tiền đình có thể khiến cho người bệnh gặp nhiều nguy hiểm như: đi đứng loạng choạng, dễ bị ngã hoặc chấn thương trong lúc vận động. Thậm chí, còn làm tăng nguy cơ bị tai nạn giao thông khi đang lái xe hoặc tai nạn trong lao động. Ngoài ra, người bị rối loạn tiền đình còn bị đau đầu làm ảnh hưởng đến hiệu suất của công việc.

Những người mắc rối loạn tiền đình thường có các triệu chứng như: hoa mắt chóng mặt, đau đầu, đi đứng không vững, mất ngủ…

Rối loạn tiền đình có gì khác với thiểu năng tuần hoàn não?

II - Vì sao có sự nhầm lẫn giữa thiểu năng tuần hoàn não và rối loạn tiền đình?

Nhiều người nhầm lẫn giữa thiểu năng tuần hoàn não và rối loạn tiền đình bởi chúng có nhiều đặc điểm giống nhau như sau:

  • Triệu chứng giống nhau: Cả 2 bệnh lý thiểu năng tuần hoàn máu não và rối loạn tiền đình thường có biểu hiện chung như: chóng mặt hoa mắt, đau đầu, khó tập trung được vào công việc và học tập, cơ thể mệt mỏi, mất ngủ, suy giảm trí nhớ…
  • Một số hậu quả (biến chứng) của 2 bệnh giống nhau: Thiểu năng tuần hoàn máu não và rối loạn tiền đình có thể để lại nhiều di chứng khá giống nhau như: đột quỵ, xuất huyết não, suy nhược cơ thể…
  • Tiền đình và tuần hoàn máu não có mối liên hệ mật thiết với nhau: Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm phía sau ốc tai ở hai bên. Thiếu máu lên não cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của tiền đình, có thể gây rối loạn tiền đình. Do vậy, người bị thiếu máu não có thể xuất hiện các triệu chứng của rối loạn tiền đình và ngược lại, nên nhiều người dễ nhầm lẫn giữa hai bệnh lý này.

III - Cách phân biệt thiểu năng tuần hoàn não và rối loạn tiền đình

Hai bệnh lý thiểu năng tuần hoàn não và rối loạn tiền đình khác nhau ở nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể như sau:

  • Thiểu năng tuần hoàn máu não là tình trạng giảm lưu lượng máu đi tới do các bệnh lý gây ra như: huyết áp cao, rối loạn nhịp tim, suy thận mạn, xơ cứng mạch não…
  • Rối loạn tiền đình là tình trạng không kiểm soát được thăng bằng của cơ thể, người bệnh thường có biểu hiện đi đứng không vững, chóng mặt, buồn nôn. Rối loạn tiền đình có thể do thiểu năng tuần hoàn máu não hoặc viêm tai giữa, nhiễm trùng não gây ra.

Như vậy, có thể thấy rằng thiểu năng tuần hoàn não là một trong những nguyên nhân nguy cơ cao gây ra rối loạn tiền đình.

Thiểu năng tuần hoàn não là nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình

IV - Lời khuyên của thầy thuốc cho bệnh thiểu năng tuần hoàn não và rối loạn tiền đình

Dù bạn hoặc người thân có mắc phải một trong 2 bệnh thiểu năng tuần hoàn não hoặc rối loạn tiền đình thì cũng cần lưu ý một số điều như sau:

  • Cả 2 bệnh này đều để lại nhiều di chứng cho sức khỏe, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lao động nên không thể chủ quan. Người bệnh cần đi khám sớm, để được điều trị đúng cách, tránh để bệnh diễn biến nặng hơn và khó chữa.
  • Sử dụng thuốc điều trị đúng cách, tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Nếu dùng thuốc điều trị không đúng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
  • Người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt chú trọng tới việc tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho não bộ và hệ thần kinh. Chẳng hạn như:
    • Thực phẩm giàu protein: Thịt, cá, trứng, sữa, các sản phẩm từ sữa, các loại đậu…
    • Thực phẩm giàu vitamin nhóm B: Cam, chuối, dưa hấu, thịt bò, thịt heo…
    • Thực phẩm giàu Omega-3: Cá hồi, cá thu, cá mòi, dầu hạt lanh, dầu oliu, hạt óc chó…
    • Thực phẩm giàu vitamin E: Dầu hướng dương, dầu oliu, gạo lứt, măng tây, trứng…
  • Nếu có các biểu hiện như: đau nhức đầu dữ dội, đi đứng loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, bạn nên nằm nghỉ và hạn chế vận động vì có thể xảy ra tai nạn hoặc chấn thương.
  • Bên cạnh đó, hãy xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học và lành mạnh như: không sử dụng các chất kích thích (thường có trong rượu bia, thuốc lá, cà phê), rèn luyện thể thao thường xuyên, hạn chế thức khuya, giữ tinh thần lạc quan và tích cực.

Hy vọng rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp người bệnh có thêm nhiều kiến thức hữu để nhận biết điểm giống và khác nhau giữa thiểu năng tuần hoàn não và rối loạn tiền đình. Chúc bạn sẽ luôn có sức khỏe tốt và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống nhé.

v

Ds Phương Thảo
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại