Thứ bảy, 05/10/2024 | 06:05
RSS

Đừng thờ ơ với bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Thứ hai, 20/02/2023, 16:11 (GMT+7)

Hiện nay, rất nhiều người có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, xây xẩm, giảm trí nhớ, hay mệt mỏi, đau đầu sau khi thăm khám được chẩn đoán mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này và để hiểu rõ hơn cùng đọc bài viết dưới đây.

1. Thiểu năng tuần hoàn não là gì

Thiểu năng tuần hoàn não có thể được hiểu là các mạch máu làm chức năng tuần hoàn cho não bộ không được nuôi dưỡng đầy đủ, dẫn đến rối loạn các chức năng não, thậm chí đột quỵ (với hai dạng phổ biến là nhồi máu não và xuất huyết não).

Nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong, còn không cũng gặp những di chứng nặng nề như liệt nửa người, người thực vật… việc sinh hoạt phải dựa vào sự hỗ trợ của những người xung quanh.

thieu-nang-tuan-hoan-nao-la-gi

2. Nguyên nhân gây bệnh thiểu năng tuần hoàn não là gì?

Những người mắc một số bệnh sau đây dễ bị thiểu năng tuần hoàn não:

  • Bệnh xơ vữa động mạch: những người có động mạch bị thu hẹp do sự tích tụ của các mảng bám (mảng bám tích tụ theo thời gian bởi các chất béo, cholesterol, canci và một số chất khác có trong máu). Động mạch có chức năng mang máu giàu ô xy từ tim đến nuôi các cơ quan trong cơ thể, khi động mạch bị xơ vữa thì lưu lượng máu đi nuôi cơ thể, trong đó có não bộ bị hạn chế.
  • Bệnh thoái hóa đốt sống cổ: bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống do các nguyên nhân như tư thế làm việc, lao động nặng nhọc hay do tuổi tác. Việc thoái hóa này khiến các khớp xương bị hư hại, thoái hóa và có thể thay đổi hình thái. Bệnh gây chèn ép, cản trở đường đi của động mạch đốt sống chỗ cổ khiến máu lên não kém.
  • Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: thiếu ngủ, đầu óc căng thẳng, thiếu máu khi mang thai… cũng là nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não.

nguyen-nhan-gay-thieu-nang-tuan-hoan-nao

3. Cách phòng và điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não như thế nào?

Bệnh thiểu năng tuần hoàn não có thể dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm, vì vậy, việc phòng bệnh là quan trọng nhất, bên cạnh đó những người đang mắc cũng cần có những lưu ý quan trọng để đề phòng những diễn biến xấu có thể xảy ra.

Theo các chuyên gia, bệnh thiểu năng tuần hoàn não là do thiếu Oxy và Glucose khiến cho các tế bào thần kinh bị thiếu hụt năng lượng, gây rối loạn vận chuyển các ion và tổn thương các tế bào thần kinh.

Vì vậy, điều trị bệnh chú trọng đến việc làm cho các mạch máu không còn bị hẹp, không có các cục máu đông, mạch máu lưu thông không bị cản trở.

Người ta có thể sử dụng các loại thuốc có tác dụng làm tan cục máu đông hay các sản phẩm thảo dược được bào chế từ các bài thuốc Đông y có tác dụng trong việc tăng cường lượng máu lưu thông tới não.

Trong trường hợp người bệnh bị dị dạng mạch máu như phình mạch, giãn mạch thì có thể phải phẫu thuật hoặc có các can thiệp triệt để, tránh xảy ra các tai biến đáng tiếc gây hệ lụy lâu dài.

Những người bị huyết áp thấp thì có thể dùng các thuốc giúp nâng huyết áp, ổn định huyết áp, uống trà gừng hằng ngày.

Ở những người có nguy cơ cao, người trung niên, cao tuổi nên thường xuyên tập luyện để điều hòa mạch máu, giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh.

cach-phong-thieu-nang-tuan-hoan-nao

Một chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế mỡ động vật và các sản phẩm giàu Cholesterol như trứng, nội tạng động vật, xúc xích, thịt nguội… ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi sẽ giúp cơ thể phát triển một cách lành mạnh, duy trì sức khỏe giúp cuộc sống có chất lượng tốt hơn.

thông tin tư vấn

DS. Nguyễn Huyền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại