Thứ sáu, 22/11/2024 | 00:49
RSS

7 loại thực phẩm ngon nức tiếng nhưng cực độc không phải ai cũng biết

Thứ ba, 12/09/2017, 15:05 (GMT+7)

Hàu, cá ngừ, nấm, bạch tuộc, cá nóc... là những thực phẩm cực ngon nhưng nếu không chế biến và bảo quản cẩn thận.

Hàu

Hàu là thực phẩm nhiều dinh dưỡng nhưng nếu không biết bảo quản và chế biến đúng cách nó lại tiềm ẩn nhiều nguy hại đối với sức khỏe người dùng.

Hàu

Mặc dù hàu là loại hải sản ưa thích của rất nhiều người nhưng lại đứng vị trí đầu trong top những món ăn mang lại nhiều rủi ro nhất. Nguyên nhân là do hàu tiêu hóa bằng cách lọc nước. Vì vậy, chúng hấp thụ mọi thứ có trong nước, trong đó có vi khuẩn Norovirus, có thể gây ra viêm ruột, viêm dạ dày.

Ngoài ra, còn phải kể đến loại vi khuẩn Vibrio trong hàu cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tả với những triệu chứng như sốt cao, sốc nhiễm trùng, phồng rộp da, thậm chí là tử vong do nhiễm trùng máu. Vì vậy, khi chế biến món ăn này bạn nên hết sức chú ý, nấu chín đến khi hàu mở vỏ ra, nếu không mở thì bỏ đi đừng tiếc.

cá ngừ

Cá ngừ là thực phẩm rất dễ bị nhiễm độc tố scombrotoxin 

Cá ngừ

Cá ngừ là món ăn yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng đây là thực phẩm rất dễ bị nhiễm độc tố scombrotoxin nếu như bảo quản không đúng cách. Độc tố này có thể gây ra những triệu chứng ngộ độc như sốt, đau đầu, co giật cơ... Đặc biệt là độc tố này không  hề bị mất đi khi nấu nướng.

nấm

Không phải loại nấm nào cũng nhiều dinh dưỡng

Nấm

Nấm được xem là "thịt gà thực vật" vì chứa nhiều dinh dưỡng. Thế nhưng, không phải loại nấm nào cũng bổ dưỡng. Một số loại nấm có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, co giật, hôn mê hay nặng hơn là tử vong. 

Vì vậy, bạn cần phân biệt kỹ trước khi dùng loại thực phẩm này. Để phân biệt nấm độc là bằng mắt vì đa số chúng có màu sắc sặc sỡ và bắt mắt như trắng, vàng, xanh oliu, tím…có cuống mập hơn những loại nấm thường.

Khi thưởng thức bạch tuộc sống phải nhai kỹ

Bạch tuộc sống

Bạch tuộc sống là món ăn phổ biến ở Hàn Quốc. Vài năm gần đây, bạch tuộc sống ngày càng trở nên quen thuộc hơn ở Việt Nam Mặc dù món này được cắt thành lát nhỏ, song việc dùng trực tiếp không qua chế biến có thể gây nghẹt thở, thậm chí tử vong nếu bạn không nhai kỹ những chiếc tu còn quậy trên đĩa.

Giải pháp an toàn nhất là nhai kỹ trước khi nuốt và không nên nói chuyện khi đang đang thưởng thức món ăn này.

Rong biển rất dễ nhiễm độc tố

Rong biển đổi màu

Rong biển là một trong những thực phẩm dễ bị nhiễm độc nhất. Vì vậy, chị em nội trợ hãy lưu ý trước khi chế biến rong biển bằng cách ngâm vào nước lạnh. Nếu rong biển chuyển sang màu xanh tím than thì điều đó có nghĩa là rong biển đã bị nhiễm độc trước khi làm khô, đóng gói. Màu sắc của rong biển tiết ra chất peptide cyclic, fucose, một chất độc tố độc hại.

Cá nóc chứa rất nhiều độc tố

Cá nóc

Chất độc chính trong cá nóc là chất tetrodotoxin. Chất này có mặt trong hầu hết các bộ phận của cá nóc nhưng hàm lượng rất cao trong trứng, ruột, gan, phần thịt bụng cá và tetrodotoxin cũng tăng lên gấp nhiều lần vào mùa cá sinh sản.

Các biểu hiện của ngộ độc cóc bao gồm khó chịu, mệt mỏi, đầy bụng, chướng hơi, buồn nôn, nguy hiểm nhất là rối loạn nhịp tim. Nặng hơn nữa bệnh nhân có thể trụy mạch, tổn thương nội tạng và tử vong.

Thịt cóc cũng chứa nhiều chất độc và tốt nhất không nên ăn thịt cóc

Thịt cóc

Trong dân gian, thịt cóc rất bổ dưỡng cho người già lẫn trẻ em. Tuy nhiên, thịt cóc chứa nhiều chất độc bufotoxin có rất nhiều trong nhựa, da, gan, trứng cóc. Và chỉ cần một lượng nhỏ bufotoxin dính vào thịt, người ăn có nguy cơ bị ngộ độc cao. Các biểu hiện của ngộ độc cóc bao gồm khó chịu, mệt mỏi, đầy bụng, chướng hơi, buồn nôn… nhưng nguy hiểm nhất là rối loạn nhịp tim và tử vong.

Tốt nhất và an toàn nhất là không ăn cóc và sản phẩm tự chế biến từ cóc. Nhưng nếu bạn vẫn muốn sử dụng cóc làm thực phẩm thì trong quá trình chế biến, tuyệt đối không để da cóc, nội tạng cóc, nhựa cóc lẫn vào cơ cóc hay thịt cóc.

Thanh Hà (TH)
Theo Đời sống Plus/GĐVN

CÙNG CHUYÊN MỤC

Các chiêu thức mạo danh trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến đang ngày càng phổ biến. Để người dùng tránh “sập bẫy”, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) mới đây đã cảnh báo về một loạt hành vi lừa đảo mạo danh OpenAI và Cục Đăng kiểm nhằm đánh vào lòng tin của người dùng.