Thứ sáu, 22/11/2024 | 07:15
RSS

12 năm mong con, 10 lần IVF thất bại, mẹ hiếm muộn bất ngờ đón con yêu

Thứ sáu, 03/08/2018, 19:15 (GMT+7)

12 năm mong con, chạy chữa khắp trong nước, ngoài nước cùng 10 lần IVF thất bại, cuối cùng, vợ chồng chị Quyên đã vỡ òa trong hạnh phúc khi đón con yêu chào đời đầu năm 2018.


Niềm vui của chị Quyên sau 10 năm chữa lạc nội mạc tử cung là cậu con trai kháu khỉnh

Chị Nguyệt Quyên (Hà Nội) lập gia đình từ năm 2006. Sau 2 năm vẫn chưa có con nên vợ chồng chị quyết định đi khám. Kết quả là chị bị lạc nội mạc tử cung và khó có con tự nhiên. Khát khao làm mẹ mãnh liệt nên ngay khi biết điều đó, chị Quyên thu xếp công việc để ra nước ngoài điều trị nhưng đều thất bại.

10 lần thụ tinh ống nghiệm cả trong nước và ngoài nước bất thành, chị Quyên tưởng chừng muốn bỏ cuộc cho đến khi tìm đến Bệnh viện Bưu điện. Bé trai kháu khỉnh ra đời đầu năm 2018 đã thỏa mãn tâm nguyện được làm cha mẹ suốt bao năm đằng đẵng của vợ chồng chị Quyên.

Chị Quyên chia sẻ niềm vui có con sau hàng chục năm điều trị lạc nội mạc tử cung
Chị Quyên chia sẻ niềm vui có con sau hàng chục năm điều trị lạc nội mạc tử cung.

Chị Quyên không phải là trường hợp duy nhất bị lạc nội mạc tử cung thành công đón con yêu bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm IVF. Theo Ths. Bs. Chu Thị Thu Hương (BV Bưu điện), lạc nội mạc tử cung là một bệnh trong đó các mô bình thường phát triển bên trong tử cung lại phát triển bên ngoài tử cung. Các vị trí thường xảy ra lạc nội mạc tử cung là ở buồng trứng, trong cơ tử cung của vòi trứng, phía sau tử cung. Đặc biệt, có trường hợp lạc nội mạc tử cung ở phổi khiến bệnh nhân có hiện tượng đau và khó thở.

Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý phụ khoa khá phổ biến, chiếm từ 5 – 10 % số phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, 25 đến 50% bệnh nhân hiếm muộn có lạc nội mạc tử cung. Những bệnh nhân hiếm muộn, tỷ lệ lạc nội mạc tử cung tăng gấp 6 – 8 lần so với những phụ nữ sinh sản bình thường. Bác sĩ Hương cũng khẳng định lạc nội mạc tử cung là nguyên nhân chính gây ra vô sinh hiếm muộn ở nữ giới. 

Dấu hiệu nhận biết lạc nội mạc tử cung được xác định bằng các triệu trứng lâm sàng như đau vùng chậu mãn tính, đau có tính chu kì, đau bụng kinh, đau khi giao hợp, khối u vùng chậu, khối u trên tử cung... Trong y học thường sử dụng phương pháp nội soi và mô bệnh học để chẩn đoán bệnh.

Lạc nội mạc tử cung là nguyên nhân gây ra vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới
Lạc nội mạc tử cung là nguyên nhân gây ra vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới

Để điều trị dứt điểm căn bệnh này, các bác sĩ tại Bệnh viện Bưu điện cho biết sẽ sử dụng phương pháp điều trị nội khoa nếu bệnh ở giai đoạn sớm. Trường hợp nặng, phương pháp điều trị phẫu thuật có thể giúp cải thiện khả năng sinh sống và có con ở bệnh nhân. Phương pháp kết hợp giữa điều trị nội khoa và phẫu thuật cũng được sử dụng để cải thiện và tăng tỷ lệ có thai ở bệnh nhân hiếm muộn.

Để phòng ngừa lạc nội mạc tử cung, các bác sỹ khuyến cáo chị em phụ nữ cần:

- Vệ sinh "vùng kín" hàng ngày sạch sẽ, hạn chế dùng các chất kích ứng da, lựa chọn đồ lót thoáng mát, thường xuyên thay băng vệ sinh khoảng 4 lần/ngày khi "đèn đỏ".

- Xây dựng thực đơn khoa học, nên ăn những thực phẩm giàu chất xơ và vitamin, uống đủ nước, khẩu phần ăn hàng ngày đảm bảo dinh dưỡng.

- Khám phụ khoa định kì 6 tháng/lần tại cơ sở y tế chất lượng, vệ sinh để sớm phát hiện bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.

- Đối với những chị em từng bị lạc nội mạc tử cung cần tuân thủ đúng liệu trình điều trị mà bác sĩ đưa ra, không tự ý bỏ thuốc hay chen ngang phương pháp khác làm gián đoạn điều trị. Điều này gián tiếp làm cho cơ thể kháng thuốc, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nữ giới.

- Không quan hệ tình dục vào ngày "đèn đỏ", sử dụng biện pháp tránh thai an toàn để hạn chế khả năng mang thai ngoài ý muốn và phải nạo phá thai.

Xem thêm: Muốn thụ thai tự nhiên "1 phát ăn ngay" nên ăn loại thực phẩm cực dễ kiếm này

Hà Xuyên
Theo Đời sống Plus/GĐVN