Bé ngạt mũi nhưng không có nước mũi khiến mẹ do đâu
MỤC LỤC
Vì sao lại có tình trạng bé ngạt mũi nhưng không có nước mũi?
Biện pháp xử lý khi trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi
Thông thường, có tình trạng nghẹt mũi khi niêm mạc lớp lót biểu mô trong mũi bị tổn thương, viêm nhiễm tại các mạch máu gây sưng, đau và tắc nghẽn đường thở.
Ngạt mũi nhưng không có nước mũi có thể là tình trạng dị ứng hoặc kích ứng khiến niêm mạc mũi sưng và cản trở luồng không khí đi vào mũi.
Nhưng cũng có thể vẫn có tình trạng tăng chất nhầy nhưng không thể thoát ra một cách bình thường do khoang mũi bị che lấp.
Ngạt mũi nhưng không chảy nước mũi có thể do chất nhầy bị tắc nghẽn
Hiện tượng này có thể xảy ra trong các trường hợp sau:
Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nghẹt mũi mà không sổ mũi trong giai đoạn thơ ấu.
Dị ứng thường xảy ra khi trẻ tiếp xúc với phấn hoa, lông thú cưng, khiến lớp niêm mạc bên trong mũi sưng phồng, cản trở đường thông khí và gây ra tình trạng nghẹt mũi.
Các triệu chứng khác có thể gặp bao gồm: Hắt hơi, ho khan, phát ban, ngứa mũi, chảy nước mắt, đau đầu và cảm giác nặng mặt, đau tai, nhiễm trùng xoang...
Ngạt mũi ở trẻ sơ sinh
Ngạt mũi sơ sinh thường xảy ra trong 3 tháng đầu sau sinh, thường do chất nhầy trong mũi không làm được làm sạch khi sinh.
Chứng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh thường tự hết sau một thời gian và phần lớn không đáng ngại. Tuy nhiên đôi khi nó có thể khiến cho bé khó thở và khó chịu, ảnh hưởng tới việc bú sữa và giấc ngủ của trẻ.
Cảm lạnh, cảm cúm
Bé bị nghẹt mũi mà không có dấu hiệu chảy nước mũi, ngoài ra còn có các triệu chứng như hắt hơi, ho và sốt, có thể do cảm lạnh và cảm cúm.
Virus gây bệnh cảm thường xâm nhập vào mũi, kích thích cơ thể phản ứng bằng cách làm sưng và viêm lớp niêm mạc.
Điều này dẫn đến hiện tượng nghẹt mũi mà không có dấu hiệu chảy nước mũi.
Trong một số trường hợp, dịch mũi có thể tăng nhưng sự tích tụ quá mức trong khoang mũi có thể làm cho nước mũi không chảy ra bên ngoài một cách tự nhiên, gây ra tình trạng nghẹt mũi tạm thời.
Trẻ có dị vật trong mũi
Dị vật trong mũi có thể cản trở đường thở, khiến trẻ có tình trạng ngạt mũi nhưng không tăng sản xuất chất nhầy và chảy nước mũi. Bên cạnh ngạt mũi, trẻ còn có thể có các triệu chứng như thở khò khè, khó thở, thậm chí chảy máu mũi.
Nếu không lấy ra nhanh chóng, dị vật có thể gây tổn thương niêm mạc mũi, thậm chí hoại tử và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Dị vật trong mũi có thể khiến trẻ bị ngạt mũi mà không có nước mũi
Mắc các bệnh về đường hô hấp
Đây là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi.
Một số bệnh về đường hô hấp phổ biến có đi kèm nghẹt mũi là nhiễm trùng xoang, viêm xoang, viêm phế quản, viêm amidan, viêm phổi…
Để xử lý tình trạng ngạt mũi không chảy nước mũi hiệu quả, việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là điều quan trọng.
Tùy vào từng bệnh lý cụ thể, bé sẽ được chỉ định các thuốc và phương pháp điều trị phù hợp.
Các thuốc thường được kê đơn bao gồm: thuốc kháng viêm, thuốc chống dị ứng, kháng sinh, thuốc xịt mũi thông mũi.
Bên cạnh đó một số biện pháp chăm sóc giảm nhẹ tại nhà mà các mẹ có thể áp dụng cho bé bao gồm:
Xông hơi mũi
Xông mũi cho trẻ bằng nước ấm, hơi nước có thể làm loãng dịch nhầy và tránh tắc nghẽn, giúp dễ dàng loại bỏ dịch nhầy ra khỏi mũi.
Mẹ có thể cho thêm một ít tinh dầu tràm trà, hoặc dầu khuynh diệp vào nước ấm để có hiệu quả tốt hơn sẽ giúp nhanh tan đờm, thông thoáng mũi và dễ thở hơn.
Massage mũi
Khi massage mũi cho bé cũng giúp giảm tình trạng trẻ bị nghẹt mũi. Điều này làm cho máu lưu thông dễ dàng, làm loãng chất nhầy trong mũi. Nhờ vậy mà có thể giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn hoặc sưng viêm trong khoang mũi.
Bổ sung đầy đủ chất lỏng cho trẻ
Cho trẻ uống nhiều nước để tránh cơ thể trẻ bị mất nước. Thiếu nước khiến niêm mạc mũi trở nên khô và kích ứng, dễ tổn thương và sưng hơn.
Bổ sung đủ nước cung cấp độ ẩm cần thiết cho lớp lót bảo vệ bên trong mũi, đồng thời giúp làm loãng dịch nhầy đang tắc nghẽn. Việc này giúp thông thoáng đường thở và giúp bé nhanh khỏi bệnh hơn.
Vệ sinh mũi hàng ngày
Vệ sinh mũi hàng ngày với nước muối sinh lý hoặc các dung dịch vệ sinh mũi chuyên dụng có tác dụng làm sạch khoang mũi, làm loãng dịch nhầy để dễ dàng loại bỏ.
Ngoài ra, vệ sinh mũi cho bé mỗi ngày còn có tác dụng trong việc loại bỏ bụi bẩn, loại bỏ vi khuẩn và virus ra khỏi đường thở, hạn chế tổn thương.
Trên thị trường có nhiều sản phẩm dung dịch vệ sinh mũi, mẹ nên chọn sản phẩm được thiết kế dạng vòi xịt phun sương, giúp đưa dung dịch vào sâu trong khoang mũi. Nhờ đó sẽ giúp làm loãng chất nhầy ứ đọng ở các khoang mũi, đào thải chúng ra ngoài, giúp làm giảm nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi xoang, viêm đường hô hấp trên.
Dung dịch vệ sinh mũi có chứa muối và nước khoáng với nồng độ tối ưu cho sức khỏe niêm mạc mũi hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
DUNG DỊCH VỆ SINH MŨI ZENKO Thành phần: |