Thứ năm, 02/05/2024 | 07:41
RSS

[Mách bạn] 9 mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây hiệu quả tức thì

Thứ năm, 09/11/2023, 07:12 (GMT+7)

Nghẹt mũi là đường thở ở mũi bị cản trở do dịch tiết nhiều khi mũi bị kích ứng hoặc do viêm xoang, viêm mũi gây sưng phù nề niêm mạc mũi. Đây là triệu chứng khiến bạn vô cùng khó chịu. Giới thiệu tới bạn 9 mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây hiệu quả, dễ thực hiện ngay tại nhà.

I. Tại sao lại bị nghẹt mũi?

Khi hốc mũi tiếp xúc với các dị nguyên từ môi trường bên ngoài, cơ chế bảo vệ mũi của cơ thể sẽ tiết dịch nhằm kháng khuẩn và tống dị nguyên đó ra ngoài. Nhiều trường hợp cơ địa mũi mẫn cảm, dễ dị ứng khiến niêm mạc mũi sưng tấy, dịch tiết đặc quánh không thoát được ra ngoài dẫn đến nghẹt mũi. 

Các tác nhân dị ứng từ môi trường bên ngoài như: virus vi khuẩn gây bệnh, khói bụi, phấn hoa, lông chó mèo… Khiến người bệnh bùng phát bệnh xoang, viêm mũi dị ứng, cảm cúm cũng là nguyên nhân gây ngạt mũi. 

mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây hiệu quả tức thì

II. Mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây đơn giản, hiệu quả tức thì 

Nghẹt mũi mặc dù chỉ là một triệu chứng không quá nghiêm trọng nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều khó chịu khiến cơ thể mệt mỏi. Những mẹo vặt dễ thực hiện sau sẽ nhanh chóng giúp bạn thông thoáng đường thở hơn. 

1. Ngửa đầu và nín thở

Khi não bộ bị thiếu oxy sẽ là dấu hiệu cảnh bào cơ thể đang trong trạng thái nguy hiểm, từ đó não sẽ đưa ra tín hiệu để mở rộng khoang mũi hơn nhằm ứng phó và giải cứu bản thân. Với cách làm như vậy bạn sẽ nhanh chóng trong giây lát không còn thấy nghẹt mũi nữa.

Cách thực hiện như sau:

  • Đầu tiên hãy hít một hơi thật sâu rồi ngửa đầu ra phía sau.
  • Tiếp đó, bịt mũi và nín thở càng lâu càng tốt. 
  • Khi không chịu được nữa thì bỏ tay, thở ra và nghiêng đầu về phía trước, bạn sẽ cảm nhận rõ sự thay đổi và dễ thở hơn. 

Ngửa đầu và nín thở - mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây

Mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây bằng cách ngửa đầu ra sau và nín thở

2. Ấn đầu lưỡi lên vòm miệng và tác động lên trán

Đây là cách thức tác động lên vòm miệng và vùng trán để làm loãng chảy dịch lỏng bên trong mũi từ đó giúp mũi thông thoáng dễ thở hơn. Với mẹo trị ngạt mũi này, bạn thực hiện như sau:

Bước 1: Bạn hãy ấn đầu lưỡi lên vòm miệng trên.

Bước 2: Tiếp đó thả lỏng lưỡi, đồng thời dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn vào điểm giữa của 2 lông mày. 

Lặp đi lặp lại động tác này trong khoảng 20s là được. 

mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây

Mẹo chữa ngạt mũi trong 20 giây tác động lên vòm miệng và vùng trán để làm loãng dịch nhầy trong mũi

3. Day ấn thái dương

Thái dương là một trong những huyệt vị quan trọng của cơ thể. Khi massage và bấm huyệt vị này ngoài tác dụng giảm đau đầu, giảm căng thẳng lo âu, tinh thần thư thái, giãn dây thần kinh... thì còn có tác dụng chữa trị nghẹt mũi. 

Tuy nhiên để phương pháp này thực hiện được hiệu quả bạn cần xác định được chính xác huyệt thái dương nằm ở đâu. Vị trị của huyệt thái dương nằm ở cuối chân mày, phần lõm gần ổ xương gò má.

Đầu tiên: Dùng 2 ngón tay trỏ đặt đầu 2 lông máy đồng thời nghiêng người về phía trước. 

Bước tiếp theo: Đặt trọng tâm đầu về phía các ngón tay, khuỷu tay giữ trên 1 bề mặt phẳng, để tay sao cho vừa khớp giữa 2 lông mày.

Bước cuối cùng: Dùng lực ấn vừa phải vào vị trí đầu lông mày, di chuyển massage vòng tròn theo dần xuống đuôi lông mày tới huyệt thái dương. Lưu ý nên giữ nguyên 1 lực ấn.

Thực hiện lặp lại những bước như trên cho đến khi bạn thấy đường thở mũi thông thoáng và thoải mái hơn.

Day ấn thái dương mẹo chữa nghẹt mũi trong 20 giây

Day ấn thái dương mẹo chữa nghẹt mũi trong 20 giây

4. Massage

Phương pháp mát xa, bấm huyệt trị nghẹt mũi có tác dụng tăng khả năng lưu thông khí và tuần hoàn cùng với tăng cường miễn dịch cho cơ thể hỗ trợ điều trị ngạt tắc mũi bệnh đường hô hấp. Cách thực hiện như sau:

Bước đầu: Hãy dùng tay ấn liên tục vào xương đòn hoặc dùng tay tạo áp lực cho 2 bên cổ sao cho tay đứng 1 góc hình chữ V. 

Bước sau đó: Các chất lỏng từ mũi sẽ rời khỏi đầu và đi xuống vùng xoang, bạn sẽ đạt cảm giác dễ chịu ngay lập tức. Thực hiện theo cách này giúp triệu chứng ngạt mũi thuyên giảm khá nhiều.

Massage trị nghẹt mũi

Liệu pháp Massage trị nghẹt mũi

5. Xông hơi trị nghẹt mũi trước khi đi ngủ

Xông hơi cũng là 1 phương pháp hay được sử dụng trong điều trị ngạt mũi. Trước đây bạn chỉ cần chuẩn bị một chậu nước nhỏ, dùng khăn chùm kín đầu để hơi nước bốc lên mặt là được. 

Bây giờ nhiều gia đình hay sử dụng kết hợp với vài giọt tinh dầu xả hoặc tinh dầu khác để làm tăng hiệu quả trị nghẹt mũi. 

Lưu ý phương pháp xông hơi chỉ nên áp dụng 2, 3 lần/tuần và tránh bỏng mặt mũi bạn để mặt cách xa nồi xông khoảng 30cm. 

Xông hơi trị nghẹt mũi trước khi đi ngủ

Xông hơi cũng là 1 phương pháp hay chữa nghẹt mũi

6. Uống trà gừng

Trà gừng không chỉ làm ấm người, có tác dụng giải cảm, tăng huyết áp mà còn trị nghẹt mũi cực tốt. Tinh dầu có trong trà gừng cũng có tác dụng tiêu sưng viêm và hỗ trợ loại bỏ dịch nhầy ra khỏi mũi và cổ họng.

Thực hiện pha trà gừng: Bạn chỉ cần thái gừng thành lát mỏng, sau đó giã nát hoặc đập dập rồi cho vào cốc nước nóng (khoảng 100 đến 150ml nước) và đợi tầm 10 phút cho tinh chất tiết ra là sử dụng được. Có thể nêm nếm thêm 2 thìa mật ong để tăng hương vị thưởng thức.

Uống trà gừng trị nghẹt mũi

Uống trà gừng trị nghẹt mũi

7. Tắm nước ấm

Nước ấm là một trong các mẹo trị nghẹt mũi cấp tốc. Trong thời gian tắm bồn hoặc vòi sen bằng nước ấm, hơi nóng từ nước bốc lên làm loãng dịch nhầy, giãn nở mao mạch, tăng tuần hoàn máu và khả năng đẩy dị vật ra ngoài. Nhờ vậy mà hiệu quả từ phương pháp này giúp trị nghẹt mũi khá tốt. Bạn cũng có thể sử dụng thêm sữa tắm có thành phần tinh dầu tự nhiên để tăng hiệu quả.

Trị nghẹt mũi cấp tốc bằng cách tắm nước ấm

Trị nghẹt mũi cấp tốc bằng cách tắm nước ấm

8. Trị nghẹt mũi nhanh với tỏi

Tỏi là kháng sinh tự nhiên, có tác dụng sát khuẩn cao. Đối với các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, tỏi được coi là công cụ hỗ trợ vô cùng tốt. 

Bạn có thể ăn sống hoặc thêm tỏi vào khẩu phần ăn với các món như: rau muống xào tỏi, mùng tơi xào tỏi. ngan cháy tỏi… Hoặc dùng tinh chất dầu từ tỏi hay ăn trực tiếp tỏi tươi. 

9. Sử dụng nước muối sinh lý chữa ngạt mũi

Nước muối sinh lý thường được sử dụng trong các trường hợp cần làm sạch, kháng khuẩn như nghẹt mũi, vệ sinh khoang miệng, vệ sinh vết thương… Vì vậy bạn có thể kết hợp các phương pháp trên với nước muối sinh lý có 2 cách vệ sinh mũi như sau:

Với loại dung dịch nhỏ mắt, mũi 10 ml (nước muối sinh lý 0,9%): Ngửa đầu một chút về phía sau, tiếp đó nhỏ vào mỗi bên khoảng 2-3 giọt dung dịch nước muối sinh lý và mát xa xoa nhẹ vào cánh mũi. Xì nhẹ nhàng để đẩy hết dịch nhầy ra khỏi mũi.

Sử dụng nước muối sinh lý chữa ngạt mũi

Sử dụng với bình rửa:

  • Dùng 1 bình chuyên dụng để rửa mũi
  • Sau đó đổ nước muối sinh lý vào theo mức đã được nhà sản xuất đánh dấu giúp dễ thao tác thực hiện và không bị tràn.
  • Cúi đầu xuống và nghiêng người 45 độ, đặt đầu vòi bình rửa vào bên mũi cao hơn. Bóp bình nhẹ nhàng để nước muối chảy vào mũi và bạn sẽ thở bằng miệng.
  • Sau đó xì mũi nhẹ nhàng để đẩy hết dịch mũi còn lại ra ngoài.

* Lưu ý: Không nên vệ sinh mũi quá nhiều, liều lượng tối đa vệ sinh rửa mũi bằng nước muối sinh lý là 3 lần/ngày, không nên quá lạm dụng và nên mua nước muối sinh lý trong các hiệu thuốc.

III. Những lưu ý khi áp dụng các mẹo chữa nghẹt mũi

Để phát huy các mẹo trị nghẹt mũi đạt hiệu quả cao nhất, bạn cũng cần lưu ý một số điểm đặc biệt sau: 

  • Chỉ được dùng lực xì mũi nhẹ nhàng, tuyệt đối không xì mạnh vì có thể làm tổn thương niêm mạc. 
  • Nếu nguyên nhân nghẹt mũi là do cơ địa dị ứng khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, thì bạn nên tránh xa các yếu tố này càng nhiều càng tốt. 
  • Trong quá trình điều trị nghẹt mũi, nên bổ sung thêm các loại trái cây giàu Vitamin C để nâng cao đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch chống lại vi khuẩn gây bệnh. 
  • Trong trường hợp sử dụng tất cả các mẹo trên đều không đem lại hiệu quả, người bệnh nên nhờ đến sự can thiệp từ bác sĩ chuyên khoa. 

Với những mẹo chữa ngạt mũi cấp tốc trong 20 giây dễ thực hiện trên đây, hy vọng đã cung cấp giải pháp hữu ích dành cho bạn. Hãy theo dõi chúng tôi để được chia sẻ thêm nhiều thông tin hữu ích hơn nhé. 

thông tin tư vấn

DS. Lương Hưng
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại