Thứ sáu, 22/11/2024 | 18:25
RSS

Hướng dẫn xông mũi bằng tỏi đúng cách

Thứ tư, 04/10/2023, 16:45 (GMT+7)

Tỏi là dược liệu có tính sát khuẩn mạnh, hay được sử dụng trong các bài thuốc trị viêm xoang. Xông mũi bằng tỏi cũng là một trong các phương pháp trị viêm xoang tiện dụng, nhanh chóng mà hiệu quả mang lại tương đối tốt.

xông mũi bằng tỏi

I. Tác dụng của tỏi với sức khỏe

Trong tỏi có chứa alliin, khi đập dập giã nát chúng chuyển hóa thành allicin - Một hoạt chất có tính kháng khuẩn mạnh, kháng virus tốt, kháng nấm hiệu quả, đồng thời làm sạch ổ viêm nhiễm.

Bên cạnh đó, scordinin trong tỏi còn là hoạt chất tăng cường đề kháng, cải thiện miễn dịch, hạn chế sự phát triển của các tế bào tự do có liên quan đến chứng viêm xoang

Hầu hết tỏi đều không chứa chất béo và cholesterol nên cực kỳ tốt cho sức khỏe Dưới đây là một số lợi ích cụ thể từ tỏi, bạn có thể tham khảo:

  • Tim mạch: Nhờ allicin chống oxy hóa, vì vậy tỏi có khả năng làm giảm cholesterol máu và cải thiện sức khỏe tim mạch. Tiêu thụ tỏi được cho là còn làm giảm tỷ lệ đông máu, hạ huyết áp và ngăn ngừa huyết khối tắc mạch.
  • Não bộ: Đặc tính chống oxy hoá và chống viêm trong tỏi giúp dược liệu này có khả năng chống lại các bệnh thoái hoá về thần kinh như mất trí nhớ, Alzheimer.
  • Hệ tiêu hoá: Các vấn đề về hiệu tiêu hoá như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu… đều được cải thiện khi có tỏi trong chế độ dinh dưỡng. Đặc biệt, nhờ tính sát khuẩn tốt mà nó còn tiêu diệt vi khuẩn có hại, tẩy giun trong đường ruột. 
  • Hệ miễn dịch: Tính sát khuẩn cao, lại chống lại các gốc tự do giúp tỏi có khả năng bảo vệ và cải thiện hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng, ngăn ngừa thiệt hại cho DNA. 
  • Kiểm soát ho và cảm lạnh: Với hoạt tính sát khuẩn mạnh, tỏi có khả năng ngăn ngừa ho và nhiễm trùng. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, treo tép tỏi quanh cổ được cho là làm giảm nghẹt mũi.
  • Cải thiện làn da: Tỏi còn giúp ngăn ngừa mụn và làm mờ sẹo, Hồi phục các vết loét lạnh, vẩy nến, phát ban… chống lại tia UV và ngăn ngừa lão hoá. 
  • Giảm cân: Nhờ khả năng thúc đẩy hệ tiêu hóa, tăng sinh nhiệt trong cơ thể mà tỏi có thể đốt cháy nhiều chất béo và giảm LDL. 
  • Ngăn ngừa ung thư và loét dạ dày - tá tràng: Chứa nhiều chất chống oxy hóa, lại có thể kiểm soát các gốc tự do, tỏi là “ứng cử viên" có thể bảo vệ cơ thể trước các tác nhân ung thư và vi khuẩn gây loét dạ dày - tá tràng.
  • Bệnh viêm mũi, viêm xoang: Xông mũi bằng tỏi tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm mũi xoang hay một số bệnh khác về đường hô hấp.
xông mũi bằng tỏi

II. Xông mũi bằng tỏi có tác dụng gì?

1. Chữa nghẹt mũi

Allicin và scordinin là hai hoạt chất kháng virus, vi khuẩn và nấm hiệu quả, có tác dụng diệt khuẩn cùng môi trường viêm nhiễm bên trong hốc xoang. Từ đó xông mũi bằng tỏi giúp giảm hiện tượng sưng viêm, xung huyết, hỗ trợ quá trình giảm tiết dịch nhầy giúp mũi thông dịch, không khi lưu thông tốt hơn.

Không chỉ nghẹt mũi, người bệnh còn cảm thấy các cơn đau do sưng viêm giảm rõ rệt. 

2. Hỗ trợ điều trị viêm xoang

Nhờ các hoạt tính đặc trưng mà trong quá trình xông tỏi, dịch nhầy được làm loãng từ đó dễ dàng thoát ra ngoài. Xử lý được dịch nhầy tích tụ lâu ngày, đồng nghĩa với việc giảm tải được áp lực bên trong hốc xoang, giảm dần các cơn đau nhức và sưng viêm do viêm xoang gây ra. 

Chính vì vậy mà trong Đông y, tỏi xuất hiện trong nhiều bài thuốc với vai trò hỗ trợ điều trị viêm xoang. 

Xông mũi bằng tỏi

III. Hướng dẫn xông mũi bằng tỏi đúng cách

Để đạt hiệu quả cao nhất khi sử dụng tỏi để xông, bạn nên tham khảo các bước thực hiện đơn giản như sau:

  • Đun một nồi nước vừa đủ để xông, khi nước sôi cho vào 3 - 5 tép tỏi đã đập dập. 
  • Để đó vài phút rồi tắt bếp, sau đó bắc ra và thực hiện xông. 

Lưu ý: Trong quá trình xông mũi bằng tỏi không nên để mặt quá gần, hít thật sâu và thở đều hơi trong 5 - 10p. Phương pháp này khuyến khích người bệnh thực hiện 2 lần/ngày để các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi được giải quyết hiệu quả, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu của viêm xoang. 

IV. Một số lưu ý khi xông mũi bằng tỏi

Dù là dược liệu thì tỏi cũng chứa các hoạt chất có tính sát khuẩn mạnh, vì vậy đi kèm công hiệu và cách sử dụng, phương pháp này cũng cần lưu ý một số điều như sau:

  • Mỗi lần xông tối đa chỉ khoảng 10 - 15 phút, không nên xông quá lâu.
  • Trong quá trình xông nên giữ một khoảng cách nhất địch, vừa tránh gây bỏng vừa tránh làm tổn thương niêm mạc mũi. 
  • Sau khi hoàn thành các bước xông hơi, dùng một chiếc khăn sạch lau hết hơi nước và ngồi nghỉ ở nơi thoáng đãng. 
  • Trong quá trình xông nếu cảm thấy khó chịu hay có gì không đúng, nên dừng lại. 

Xông mũi bằng tỏi trị viêm xoang mặc dù có tác dụng tốt, tuy nhiên người bệnh không nên phụ thuộc vào phương pháp này quá nhiều. Bởi tỏi chỉ là dược liệu, dược tính có hạn và không có khả năng thay thế các phương pháp đặc trị khác. 

thông tin tư vấn

DS. Hà Oanh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại