Thứ năm, 25/04/2024 | 13:45
RSS

Xem nước bạn đang giúp học sinh giảm áp lực học hành như thế nào?

Thứ sáu, 13/04/2018, 10:37 (GMT+7)

Bỏ dần thi cử, điểm số không phải thứ quan trọng nhất là cách nước trên thế giới đang giúp học sinh giảm áp lực học hành.

Học sinh Phần Lan không cần làm nhiều bài tập về nhà mà vẫn giỏi

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) chỉ ra: "Một trong những điểm đáng kinh ngạc nhất về hệ thống giáo dục ở Phần Lan là việc học sinh của họ có số giờ được dạy ít hơn bất cứ quốc gia OECD nào khác."

Trong khi học sinh ở Anh và xứ Wales vẫn đang đến trường vào giữa tháng Bảy, học sinh Phần Lan đã đi nghỉ hè được 6 tuần, trong một kỳ nghỉ hè kéo dài từ 10 đến 11 tuần.

Và để hoàn thiện bức tranh về "học ít hiểu nhiều", học sinh Phần Lan về lý thuyết không cần phải đến trường trước năm 7 tuổi - mặc dù phần đông các em vẫn sẽ đi học trước thời điểm đó.

Nhưng khi bước vào các bài thi PISA quốc tế Phần Lan đứng thứ 6 còn Anh quốc đứng thứ 23 về kỹ năng đọc, còn về Toán thì học sinh Phần Lan đứng hạng 12, học sinh Anh quốc hạng 26.

giảm áp lực học hành
Học sinh Phần Lan đi học không hề áp lực. Ảnh: Internet

Một bảng xếp hạng khác về giáo dục của OECD xếp Phần Lan đứng hạng thứ 6 về toán và khoa học. Vậy điều gì đang diễn ra? Làm thế nào mà học sinh Phần Lan bắt đầu chậm hơn, học ít tiết hơn mà vẫn vượt trội hơn các quốc gia khác?

Học sinh Phần Lan có lượng bài tập về nhà không đáng kể và chuyện dạy thêm là không tồn tại. Một khái niệm thiết yếu trong hệ thống giáo dục Phần Lan là "lòng tin".

Cha mẹ học sinh tin tưởng rằng nhà trường sẽ đưa ra các quyết định đúng đắn và mang lại một nền giáo dục tốt cho con em họ trong thời gian lên lớp - và nhà trường thì đặt lòng tin vào chất lượng đội ngũ giáo viên.

Giáo dục Nhật Bản hướng đến tính tự lập cho học sinh

Mỗi học sinh có thể tự chủ trong học tập, không ỷ lại để có thể hòa nhập môi trường hội nhập đầy biến động các giá trị văn hóa và tri thức.

Để trang bị tính tự lập cho học sinh, giáo dục Nhật Bản nhấn mạnh học sinh là trung tâm, giúp học sinh trải nghiệm kiến thức từ thực tế chứ không phải là nhồi nhét kiến thức. Có nhiều loại sách với các chuẩn đầu ra khác nhau để tăng cường khả năng phản biện cho học sinh, kích thích việc tìm tòi, phát huy sức sáng tạo.

Các bài học ở Nhật Bản được các giáo viên ghi trích nguồn ở đâu, rồi khuyến khích học sinh tìm thêm nguồn thông tin mới, cổ vũ học sinh đứng từ các góc độ cách nhìn khác nhau để đánh giá nhận xét vấn đề. Đó là một trong những lý do cốt yếu giúp người Nhật nằm trong tốp đầu các quốc gia có lượng bằng sáng chế cao nhất thế giới với vô số thương hiệu tồn tại xuyên thế kỷ.

Giống như Phần Lan, giáo dục ở Nhật Bản không gây áp lực thi cử cho học sinh Giáo dục Nhật Bản cũng không tổ chức theo kiểu “gom học sinh có điểm số cao lại với nhau”.

Nhà trường cũng không chủ trương “khoe” kết quả học tập của các em đến mọi người, vì cho rằng điểm số không phản ánh được khả năng thực sự của trẻ, mọi học sinh đều có cơ hội học tập trong môi trường bình đẳng.

Nhật Bản không có đặt nặng thi cử, kỳ thi chính thức chỉ có thi vào trung học và đại học. Ngoài ra còn có đợt thi lớp 6 và lớp 9 nhưng là để giám sát hiệu quả hệ thống giáo dục, chứ không phải để đánh giá năng lực học sinh.

giảm áp lực học hành
Học sinh Nhật Bản vui vẻ tới trường. Ảnh: Internet

Đức chú trọng trải nghiệm thực tế và bình đẳng

Một trong những đặc tính của giáo dục Đức đó là tính bình đẳng giữa các học sinh, trong lớp học không có lớp trưởng, lớp phó hay tổ trưởng, tổ phó, mà chỉ có “phát ngôn viên” để chuyển thông điệp của thầy cô đến học sinh và ngược lại.

“Phát ngôn viên” còn đưa ra các giải pháp, phong trào nhằm cải thiện tình hình học tập, giúp các bạn học lực yếu, phát huy các tài năng văn nghệ, thể thao trong lớp…

Người Đức cho rằng trói buộc những đứa trẻ trong lớp học mà thiếu tính trải nghiệm thực tế sẽ dẫn đến những sản phẩm bị lỗi thời về mặt nội dung. Thầy cô đứng lớp còn quan niệm phải mất cả năm trời, thậm chí là vài năm người ta mới có thể xuất bản một quyển sách hạn hữu trong khi thế giới to lớn, vĩ đại đang vận động hàng giây. Thế nên kiến thức sách vở, phần lớn đã lỗi thời trước khi được trưng bày trên kệ sách.

Hơn một nửa số học sinh ở Đức chọn con đường học nghề thay vì dấn thân vào con đường đại học. Người Đức quan niệm học tập để có một công việc phù hợp. Thế nên trong khi một số nước như Việt Nam xem những học sinh không vào được đại học sẽ không có cơ hội phát triển, thì ở Đức người ta lại kỳ vọng rằng bộ phận học sinh này sẽ tỏa sáng khi được ghép với một công việc phù hợp.

Đức đã xây dựng một chương trình giáo dục và đào tạo nghề nghiệp toàn quốc, được quản lý bởi Viện Giáo dục và Đào tạo nghề nghiệp liên bang. Đây là một chương trình phối hợp giữa chính phủ và giới doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề để đào tạo nguồn lực cần thiết cho xã hội.

Chương trình giáo dục kép này truyền đạt kiến thức cả trên lớp học lẫn thông qua thực hành. Một cách cụ thể, người học sẽ đến các trường dạy nghề từ hai đến ba ngày một tuần. Ở đó, các lý thuyết và thực tiễn về ngành nghề sẽ được truyền dạy. Ngoài ra, các trường cũng buộc phải dạy các môn về kinh tế và xã hội, đào tạo ngoại ngữ và các kiến thức cơ bản khác.


Xem thêm: Danh tính lái xe điên kéo lê người dã man tại Ô Chợ Dừa, Hà Nội

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN