Chủ nhật, 19/01/2025 | 01:52
RSS

Xác định nguyên nhân gây nám da là gì để xóa mờ từng bước

Thứ hai, 13/12/2021, 12:21 (GMT+7)

Nám da, sạm da ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ nhưng rất khó điều trị. Vậy, nám da là gì và làm cách nào để dần dần xóa mờ những vết nám sạm trên da?

nám da là gì

Nám da là gì mà khiến nhiều người phiền lòng như vậy?

Nám da là gì?

Nám da là những mảng da hoặc các đốm màu nâu nhạt, nâu sẫm hoặc xám xanh trên da.

Cơ chế hình thành nám là do tác động của các yếu tố (cả bên trong lẫn bên ngoài) đến melanin. Melanin hay còn gọi là hắc tố là yếu tố quyết định màu da của mỗi người. Melanin giúp hấp thụ ánh sáng, có thể tiêu tan hơn 99,9% tia UV hấp thụ, có vai trò chống nắng và bảo vệ da khỏi tia UV. Tuy nhiên, nếu sản xuất quá nhiều melanin sẽ tích tụ, tập trung tại một vùng nhất định trên da, gọi là nám da.

Tuy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nám da ảnh hưởng đến tính thẩm Mỹ khiến chị em e ngại, tự ti khi giao tiếp.

Nguyên nhân gây nám da

Có hai nguyên nhân chính gây nám da: bức xạ (tia cực tím từ ánh sáng mặt trời, tia hồng ngoại...), nội tiết tố. Những nguyên nhân này ảnh hưởng đến việc sản xuất melanin của cơ thể, khiến melanin được sản xuất quá nhiều, gây nám da, sạm da.

Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố khác cũng gây nám da như:

  • Thuốc có chứa hormone: thuốc tránh thai hoặc thuốc nội tiết tổng hợp
  • Ánh sáng nhân tạo: đèn LED từ tivi, máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng
  • Mỹ phẩm: một số loại mỹ phẩm gây kích ứng da, khiến da phản ứng mạnh hơn với ánh sáng
  • Tác dụng phụ của thuốc: một số loại thuốc khiến cơ thể nhạy cảm với ánh sáng mặt trời như thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc lợi tiểu, retinoids, thuốc hạ đường huyết, thuốc chống loạn thần và một số loại thuốc khác
  • Mang thai: nội tiết tố nữ sản sinh nhiều trong thai kỳ gây ảnh hưởng đến việc tổng hợp melanin, nên da dễ xuất hiện nám sạm.

nám da là gì
Có hai nguyên nhân chính gây nám da là bức xạ và nội tiết tố

Nám da khi mang thai

Nám da khi mang thai khá phổ biến, ảnh hưởng đến hơn 50% phụ nữ mang thai. Khi mang thai, hàm lượng các hormone estrogen và progesterone tăng cao hơn, sẽ kích thích tế bào hắc tố phản ứng với những tác nhân này bằng cách tạo ra sự dư thừa melanin trên da. Những hắc tố này thường xuất hiện nhiều và trầm trọng hơn ở những vùng da có tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, như hai bên gò má, trán, cằm, thậm chí cả cổ, cánh tay…

Nám da có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, nhưng thường ở tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba (từ tháng thứ 4 hoặc tháng thứ 7 trở đi).

Nám da sau sinh có tự hết không? Tình trạng tăng sắc tố có thể sẽ không trở nên tồi tệ hơn sau khi sinh con. Mất khoảng vài tháng để các hormone nội tiết bên trong cơ thể trở lại bình thường và sẽ không kích thích sản xuất melanin thêm nữa. Tuy nhiên, các vết nám cũ - những vết nâu sạm đã xuất hiện trong thai kỳ - rất khó tự mờ đi trên da nếu không được tác động cả bên trong (chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày) lẫn bên ngoài (chăm sóc da).

Bị nám da không nên ăn gì?

Chế độ ăn uống không chỉ ảnh hưởng lớn mà còn quyết định đến làn da của mỗi người. Thật dễ dàng nhận thấy những người có chế độ ăn uống lành mạnh có làn da đẹp hơn so với những người có chế độ ăn uống không khoa học. Vậy người bị nám da nên chú ý gì khi ăn uống, nên tránh những món ăn gì, thực phẩm nào?

nám da là gì
Bị nám da không nên ăn thịt đỏ, hải sản gây dị ứng

Thịt đỏ

Một số loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt cừu, thịt chó… có chứa lượng đạm cao, có thể không tốt với người bị nám da, bởi sẽ khiến vùng nám xơ cứng, tăng sinh vết nám mới.

Hải sản

Một số loại hải sản như tôm, cua… có thể gây ngứa, kích ứng vùng da bị nám. Vì vậy, nếu đang điều trị nám thì nên hạn chế những loại thực phẩm này.

Thực phẩm cay nóng

Các loại gia vị cay nóng dễ khiến da bị nổi mẩn, ảnh hưởng đến cấu trúc da, do đó làm chậm quá trình đào thải hắc sắc tố, khiến vết nám khó xóa mờ.

Trứng

Thật ngạc nhiên là trứng cũng nằm trong danh sách những thực phẩm mà người bị nám da nên hạn chế. Bởi ăn trứng có thể khiến da loang lổ, không đều màu. Do vậy, những người đang trong quá trình điều trị nám và các vấn đề da khác nên hạn chế ăn trứng trong một thời gian.

Bên cạnh những nhóm thực phẩm cần tránh, người bị nám da cũng nên lưu ý những thực phẩm tốt cho da, giúp làm sáng da, xóa mờ vết nám.

  • Rau củ quả giàu vitamin C: ổi, cam, chanh, bưởi, ớt chuông…
  • Rau màu xanh đậm: rau bina, súp lơ, xà lách…
  • Uống nhiều nước: giúp đẩy nhanh khả năng thải độc của cơ thể, cũng hỗ trợ tăng cường đào thải melanin.

Bị nám da nên chăm sóc da thế nào cho đúng?

Với nguyên nhân do thay đổi nội tiết tố, chẳng hạn như nám da trong thai kỳ hoặc khi dùng thuốc tránh thai, thì sẽ mờ dần sau khi sinh hoặc khi ngừng dùng thuốc.

Với những nguyên nhân khác, nếu vết nám không mờ dần thì có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc da và điều trị tích cực.

Dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ

Da nám, da dễ bị kích ứng nên tránh sử dụng sữa rửa mặt tạo bọt có chứa chất tẩy rửa mạnh. Nguyên nhân là sữa rửa mặt tạo bọt không chỉ loại bỏ bụi bẩn mà còn gột rửa cả lớp màng bảo vệ tự nhiên trên da. Điều này có thể gây khô rát và mỏng da. Lớp biểu bì trên cùng bị ảnh hưởng sẽ có thể khiến tia UV từ ánh nắng mặt trời tác động mạnh hơn, khiến những vết nám thêm đậm và nổi rõ.

Do vậy, người có làn da nám sạm và dễ bị kích ứng nên lựa chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ, không tạo bọt như sữa rửa mặt Lenka. Lenka cũng là một trong những loại sữa rửa mặt dịu nhẹ mà bác sĩ da liễu khuyên dùng.

nám da là gì
Người bị nám da nên dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ

Dùng sản phẩm có chứa hydroquinone

Hydroquinone có sẵn dưới dạng kem dưỡng da hoặc gel. Hydroquinone làm sáng màu các mảng da tối màu.

Dùng sản phẩm có chứa corticosteroid và tretinoin

Corticosteroid và tretinoin có ở dạng kem, sữa dưỡng hoặc gel có thể giúp làm sáng màu các mảng nám.

Trong một số trường hợp, bác sĩ da liễu cũng có thể chỉ định các loại kem kết hợp chứa hydroquinone, corticosteroid và tretinoin.

Thuốc bôi có chứa axit azelaic hoặc axit kojic

Các axit này có tác dụng làm sáng các vùng da tối màu.

Các biện pháp khác

Nếu thuốc bôi không có tác dụng, bạn có thể tham khảo các biện pháp như:

  • Điều trị nám bằng laser
  • Liệu pháp ánh sáng
  • Mài da
  • Lột da

Một số phương pháp điều trị này có tác dụng phụ hoặc có thể gây ra các vấn đề về da khác. Tốt nhất là nói chuyện với bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia điều trị và chăm sóc da để lựa chọn một biện pháp cho phù hợp.

Sữa rửa mặt Lenka – Sản phẩm được các bác sĩ da liễu khuyên dùng

nám da là gì Công thức cân bằng độ pH, không xà phòng, không tạo bọt, không mùi, không gây kích ứng da.

Làm sạch nhẹ nhàng, không lấy đi lớp màng bảo vệ tự nhiên của da giúp da giữ được độ ẩm cần thiết, tránh khô da căng da.

Có thể dùng thay kem tẩy trang.

Phân phối độc quyền: Công ty TNHH Nhất Nhất

Vân Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại