Workshop PRONUNCIATION IN USE cho sinh viên được TTAN KENT tổ chức tại Huế
Workshop gồm nhiều phần được thiết kế khoa học, gọn gàng, hợp lí với chuyên môn vững vàng, sâu và rộng từ đội ngũ giáo viên bản địa và giáo viên nước ngoài của KENT: những lỗi sai thường gặp khi phát âm tiếng Anh và nguyên nhân thường gặp, định hướng lại tư tưởng về học phát âm tiếng Anh theo phương pháp luận ngữ âm học – âm vị học, một vài trò chơi nhỏ để tổng hợp lại những kiến thức vừa được chia sẻ. Tất cả sinh viên tham gia đều rất hào hứng, năng động khi tham gia; có cái nhìn đúng đắn hơn về việc luyện tập phát âm tiếng Anh và mong muốn TTAN KENT tiếp tục phát triển series workshop này trong tương lai.
Chúng tôi đã liên lạc với đại diện TTAN KENT: ông Nguyễn Thiện Thông (giám đốc TTAN KENT) để hiểu rõ hơn về tư duy, tầm nhìn cũng như mong mỏi của TTAN KENT đối với phát âm tiếng Anh và đã nhận được sự đồng ý nhiệt tình, thân thiện từ ông.
TTAN KENT có sự chuẩn bị kỹ và chu đáo workshop PRONUNCIATION IN USE
Ông NTT: Xin cảm ơn lời chúc của quý báo. Quả thật chúng tôi đã đầu tư không ít cho workshop này; từ trí lực - gần 2 tuần chuẩn bị và phát triển đề tài, chọn lọc các tài liệu tham khảo…, nhân lực – gần 10 nhân sự làm việc liên tục cho các ca khác nhau của workshop, vật lực - tất cả những thiết yếu của workshop như là khẩu trang kháng khuẩn cho tất cả những người tham gia cũng như nước sát khuẩn tay… đến thời gian; đặc biệt là tuân thủ chặt chẽ các quy định phòng chống dịch bệnh của Chính phủ. Chúng tôi đã kiểm soát chọn lọc người tham gia ngay từ vòng ngoài, chia họ ra làm nhiều nhóm nhỏ, yêu cầu họ khai báo y tế, sát khuẩn tay và mang khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn khi tham gia. Chúng tôi luôn tâm niệm rằng, việc nâng cao kiến thức không thể tách rời nghĩa vụ phòng chống dịch bệnh.
Ông NTT: Những trải nghiệm của tôi trong gần 28 năm học tập và sử dụng tiếng Anh và gần 7 năm hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực đào tạo tiếng Anh cho hàng ngàn học viên cho tôi thấy được nhiều khuyết điểm cả trong tư duy lẫn thực hành phát âm tiếng Anh của họ. Tôi mong muốn thông qua workshop định hình lại cả 2 điều nói trên cho những người tham gia, bởi có tư duy đúng mới có thể thực hành đúng, có thực hành đúng thì kĩ năng mới tiến bộ thực sự.
Workshop tuân thủ chặt chẽ các quy định phòng chống dịch bệnh của Chính phủ
Ông NTT: Rất sẵn lòng!
Trước tiên, ta hãy bàn về tư duy. Nhiều bạn chưa hiểu cụ thể học phát âm là học cái gì? Đó có phải là sự nghe và lặp chủ động không? Liệu các bạn có thể chỉ cần nghe và bắt chước lại âm thanh đúng của một từ, một tổ hợp từ, một câu là có thể phát âm đúng?
Tôi cho rằng điều đó có thể xảy ra, nhưng với điều kiện là khi các bạn chưa hình thành hoàn toàn ngôn ngữ mẹ đẻ. Trong giai đoạn hình thành ngôn ngữ đầu tiên (khoảng từ 1 tuổi – 5 tuổi) sự tiếp xúc gần với một ngôn ngữ sẽ giúp một đứa trẻ hấp thụ ngôn ngữ đó (trong đó có yếu tố phát âm) một cách thụ động. Thử hình dung một đứa trẻ người Việt hoàn toàn, nhưng được sinh ra và lớn lên ở một nước sử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ; thì không cần học cũng có thể phát âm tiếng Anh đúng. Điều này tương tự như khi chúng ta nói tiếng Việt. Tuy nhiên, trường hợp của các bạn - những người đã hình thành ngôn ngữ thứ nhất (tiếng Việt) và đang học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai thì lại khác, tập quán phát âm ngôn ngữ thứ nhất đã trở thành bản năng của các bạn, vậy nên để phát âm đúng ngôn ngữ thứ hai, chúng ta phải nắm được sự khác biệt về cách tạo ra âm thanh căn bản của ngôn ngữ đó: cách đặt răng, môi, lưỡi, hơi… cũng như sự nhấn nhá, lên xuống của cụm từ, của câu… Từ đó có sự tập luyện đúng kĩ thuật trong một thời gian đủ dài để tạo ra được tập quán phát âm đúng của ngôn ngữ thứ hai mà không bị ảnh hưởng quá lớn từ ngôn ngữ thứ nhất.
Workshop có sự tham gia của đội ngũ giáo viên bản địa và giáo viên nước ngoài của KENT
Ông NTT: Đầu tiên là lỗi Việt hoá các âm tiếng Anh. Trong một vài trường hợp thì đó không phải là vấn đề; nhưng với những âm đặc trưng của tiếng Anh, vì chưa phát âm được nên các bạn đã đưa chúng về những âm nghe tương tự trong tiếng Việt. Ví dụ như âm cuối /fəl/ trong /ˈbjuː.t̬ə.fəl/ các bạn Việt hoá thành “phun” (cười) hoặc âm /i/ thì một số bạn phát âm thành âm “ê” của tiếng Việt, hay âm /u/ thành âm “ư”…
Một lỗi thường gặp khác đó là không phát âm đủ các âm được quy định trong kí âm của 1 từ, chủ yếu là ở các âm cuối (ending sounds). Một số bạn khi được mời lên tham gia thử thách phát âm bộ từ sau fine,five,fight,find,file,fire thì phát âm tất cả là “phai” trong tiếng Việt.
Cuối cùng là việc không nắm rõ cách phát âm được quy định từ ngôn ngữ, mà chỉ vào cách viết và đoán cách phát âm hoặc phát âm máy móc theo những gì được nghe trước đó mà không có sự kiểm chứng đối chiếu. Ví dụ như trọng âm của 2 từ interesting, comfortable đều nằm ở âm 1 nhưng nhiều bạn nhấn vào âm 2 hoặc âm 3, hay phát âm /næ/ thành /nei/ trong international, /ʒ/ thành /s/ trong usually.
Ông NTT: Theo tôi những vấn đề trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Thứ nhất việc đồng hoá phát âm những âm giữa tiếng Anh và tiếng Việt, tiếng Việt mình thường không có âm /s/ ở sau, ví dụ như “Tôi có nhiều cây bút” thì trong tiếng Việt không đọc là “ Tôi có nhiều cây búts” nhưng trong tiếng Anh thì lại là “ I have a lot of pens” /ai/ /hæv/ /ə/ /lɔt/ /əv/ /pens/. Hay ví dụ như từ “Nice” thì người đọc dễ Việt hoá và đọc là /nai/ nhưng chính xác phải là /nais/. Điều đó cũng dẫn tới việc chúng ta cũng dễ phớt lờ luôn việc đọc âm cuối vì không có thói quen. Ví dụ như “Like” mọi người sẽ đọc là /lai/ dẫn đến hiểu nhầm nhau trong tình huống giao tiếp. “I like you” nếu không đọc âm cuối /k/ thì người nghe rất dễ hiểu nhầm thành “I lie you”. Do đó, thói quen Việt hoá của chúng ta tác động không ít vào quá trình hình thành và luyện tập phát âm.
Thứ hai là mọi người không được giáo dục chuyên nghiệp về việc phát âm đúng và tầm quan trọng của việc phát âm. Các bạn có xu hướng không làm rõ nguyên âm dài và nguyên âm ngắn như /I:/ & /i/. Ví dụ : Seat /si:t/ & sit /sit/; leave /li:v/ & live /liv/, bean /bi:n/ & bin /bin/,......Và một số nguyên âm dễ đọc sai như /æ/, các bạn dễ đọc thành âm /e/, ví dụ như “Cat” /kæt/, các bạn thường hay đọc thành /ket/ hay “And” /ænd/, các bạn thường đọc thành /end/. Bên cạnh đó còn có những phụ âm dễ nhầm lẫn như /s/ & /∫/. Ví dụ: She /∫i:/, so /sou/,.... và còn rất nhiều âm mà các bạn thường rất dễ phát âm sai. Nếu như các bạn không được học bài bản và đủ sâu thì tôi chắc chắn các bạn sẽ không biết được sự khác nhau của những âm trên.
Tất cả sinh viên tham gia đều rất hào hứng, năng động khi tham gia Workshop
Ông NTT: Nếu muốn cải thiện được khả năng phát âm của mình thì chúng ta phải nắm được cái cơ bản nhất của phát âm chính là bảng phiên âm IPA (International Phonetic Alphabet). Các bạn phải biết được từng âm có cách nâng lưỡi, mở miệng,.. khác nhau và chúng ta phải nắm rõ được tận gốc và tầm quan trọng của việc phối hợp môi, răng, lưỡi như thế nào cho đúng. Các bạn có thể tham khảo những nguồn tài liệu đáng tin cậy trên internet cũng như sách dạy phát âm, cũng như từ điển đáng tin cậy, bạn cũng có thể tham khảo sách “Ship or Sheep?” nó chỉ ra cho bạn đủ mọi thứ về môi, răng hay cách đặt lưỡi, giọng điệu trong một câu là như thế nào,..... Đi đôi với việc nghiên cứu sách bạn cũng nên cần có người đủ trình độ và chuyên môn về phát âm để hướng dẫn, theo sát bạn.
Hơn nữa, không chỉ có học bạn cần phải tập luyện thường xuyên ngay sau khi bạn đã nắm rõ được kiến thức. Hãy ghi chú lại những nguyên âm dài mà bạn dễ sai như /i:/, /a:/, /u:/, /3:/,... và phân biệt được nguyên âm dài với nguyên âm ngắn như /i/ & /i:/, /ɒ/ & /ɔ:/,... cũng như phụ âm /s/ & /ʃ/, /tʃ/ & /dʒ/ ,...
Ghi chú lại và lấy ví dụ minh hoạ giúp mình dễ nhớ hơn, bên cạnh đó rèn thêm ngữ điệu của câu để việc phát âm của mình tự nhiên và giống với người bản địa hơn. Bạn có thể xem phim hay nghe radio để nhại theo giọng của người bản địa, điều này giúp bạn thấy thú vị hơn trong quá trình học phát âm.
Chỉ có thể luyện tập chăm chỉ mới giúp bạn hình thành thói quen và phát âm tự nhiên nhưng vẫn chính xác.
Vâng! Rất cảm ơn ông đã chia sẻ những kiến thức vô cùng bổ ích mà không phải ai cũng nắm được. Thật sư, việc phát âm tiếng Anh đúng là điều rất quan trọng để có thể giao tiếp tốt được với bạn bè quốc tế mang đến cơ hội giao lưu, trao đổi và tiếp thu những nền văn hoá, kiến thức từ khắp nơi trên thế giới
Chúc TTAN KENT trong tương lai sẽ giúp được nhiều bạn trẻ khai phá và phát triển được kỹ năng nói và diễn đạt bằng tiếng Anh của mình ngày càng tốt hơn; giúp cho việc học của các bạn trẻ đỡ vất vả hơn bằng những kiến thức và phương pháp dạy đặc biệt cốt lõi và không kém phần sáng tạo của mình.