Trong phiên tòa xét xử sơ thẩm Phạm Công Danh (SN 1965, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng (VNCB), tập đoàn Thiên Thanh) cùng đồng phạm về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng diễn ra từ ngày 24/7 đến ngày 6/8.
Tòa án nhân dân TP HCM buộc ông Trần Quí Thanh phải hoàn trả lại cho Ngân hàng Thương mại TNHH MTV xây dựng Việt Nam (Ngân hàng CB) sổ tiền 194.708.430.000 đồng (194,7 tỷ đồng) được xem là vật chứng của vụ án liên quan đến hành vi cố ý làm trái của bị cáo Phạm Công Danh liên quan đến Ngân hàng TMCP Tiên Phong; (về quan hệ giữa ông Trần Quí Thanh, bị cáo Phạm Công Danh, bà Nguyễn Thị Hương, bà Bùi Thị Tuyết và những đối tượng khác (nếu có) liên quan đến so tiền vật chứng thu hồi là quan hệ khác cần được tách ra giải quyết bằng 01 vụ án khác khi các bên có yêu cầu).
Phạm Công Danh tại phiên xử
Trước quyết định của Tòa án nhân dân TP HCM, trong đơn kháng cáo ông Phùng Thế Huân (thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) người đại diện hợp pháp cho ông Trần Quí Thanh nêu rõ: Ngày 11/8/2018, ông Trần Quí Thanh có đơn kháng cáo toàn bộ Bản án hình sự sơ thẩm số 268/2018/HS-ST ngày 06/08/2018 của Toà án nhân dân TP HCM đối với các nội dung có liên quan đến ông Trần Quí Thanh, vì có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng và phán quyết không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của ông Trần Quí Thanh.
Số tiền 194,7 tỷ đồng cùa ông Trần Quí Thanh bị Toà án nhân dân TP HCM tuyên thu hồi không liên quan đến vụ án. Số tiền này là giao dịch dân sự ngay tình của Phạm Thị Trang trả cho Trần Ngọc Bích, số tiền này do Hồ Thị Phương chuyển vào tài khoản của ông Trần Quí Thanh tại Eximbank. Không có căn cứ xác định tiền này xuất phát từ hành vi phạm tội của Phạm Công Danh.
Theo Bản án sơ thẩm (trang 63), Công ty Toàn Phát và Đức Long vay TPBank 350 tỷ. Theo đề nghị của Công ty Toàn Phát và Đức Long, ngày 26/12/2013, TPBank giải ngân 350 tỷ vào tài khoản của Công ty Trung Dung tại Vietcombank.
Ngày 26/12/2013, Công ty Trung Dung ký séc trả cho Bùi Thị Tuyết 195 tỷ. Cùng ngày Bùi Thị Tuyết rút số tiền trên. Bùi Thị Tuyết khai đưa cho Hồ Thị Phương.
Hồ Thị Phương khai nộp số tiền trên vào tài khoản cùa Hồ Thị Phương tại Vietcombank và chuyển 194,7 tỷ đồng vào tài khoản cùa ông Trần Quí Thanh tại Eximbank.
“Cả Bùi Thị Tuyết và Hồ Thị Phương đều khai không biết số tiền này có nguồn gốc từ đâu và không khẳng định số tiền này có nguồn gốc từ số tiền 350 tỷ TPBank giải ngân vào tài khoản của Công ty Trung Dung.
Lời khai số tiền 194,7 đồng, Hồ Thị Phương chuyển vào tài khoản của ông Trần Quí Thanh có nguồn gốc từ số tiền 350 tỷ TPBank giải ngân vào tài khoản cùa Công ty Trung Dung chỉ là lời khai đơn phương của bị cáo Phạm Công Danh.
Như vậy số tiền 194,7 tỷ đồng của ông Trần Quí Thanh không phải là vật chứng của vụ án, không được thu giữ và bảo quản theo quy định trong các giai đoạn tố tụng do đó không thể áp dụng quy định về xử lý vật chứng để thu hồi số tiền này. Việc thu hồi các khoản tiền trong vụ án không đồng bộ, không thống nhất”, người đại diện của ông Thanh bày tỏ quan điểm.
Theo cáo trạng bị cáo Phạm Công Danh bị truy tố về hành vi rút 6.123,7 tỷ từ Ngân hàng Xây dựng để trả cho 3 ngân hàng Sacombank, TPBank và BIDV. Bị cáo Phạm Công Danh không bị truy tố về hành vi vay 3 ngân hàng Sacombank, TPBank và BIDV. 2 Công ty Toàn Phát và Đức Long vay TPBank 350 tỷ. Theo đề nghị của hai Công ty Toàn Phát và Đức Long, TPBank giải ngân số tiền 350 tỷ vào tài khoản cùa Công ty Trung Dung. Công ty Trung Dung trả cho Bùi Thị Tuyết 195 tỷ. Bùi Thị Tuyết khai đưa cho Hồ Thị Phương. Hồ Thị Phương khai chuyển cho ông Trần Quí Thanh 194,7 tỷ đồng.
Giả sử số tiền 194,7 tỷ đồng Hồ Thị Phương chuyển vào tài khoản cùa ông Trần Quí Thanh nằm trong số tiền 350 tỷ TPBank giải ngân vào tài khoản Công ty Trung Dung thì số tiền 194,7 tỷ đồng này cũng không nằm trong số tiền có nguồn gốc từ hành vi phạm tội.
Nếu thu hồi thì phải thu hồi số tiền 6.123,7 tỷ đồng Phạm Công Danh đã trả cho 3 ngân hàng Sacombank, TPBank và BIDV, vì số tiền 6.123,7 tỷ này có nguồn gốc từ hành vi phạm tội.
Đáng nói tại phiên toà sơ thẩm, đại diện Viện kiểm sát đề nghị Toà thu hồi số tiền 6.123,7 tỷ Phạm Công Danh rút từ Ngân hàng Xây dựng để trả cho Sacombank, TPBank và B1DV, vì có nguồn gốc từ hành vi phạm tội.
Tuy nhiên, không hiểu vì sao Toà sơ thẩm không thu hồi số tiền này vì cho rằng số tiền 6.123,7 tỷ được trả cho 3 ngân hàng Sacombank, TPBank và BIDV là hợp pháp.
“Giao dịch nhận số tiền 194,7 tỷ đồng đồng của ông Trần Quí Thanh là hợp pháp, không có nguồn gốc từ hành vi phạm tội nhưng lại bị thu hồi”, văn bản kháng cáo của ông Phùng Thế Huân nêu rõ.
Mặt khác, giả sử số tiền 194,7 tỷ đồng Hồ Thị Phương chuyển vào tài khoản của ông Trần Quí Thanh nằm trong số 350 tỷ TPBank cho Công ty Toàn Phát và Đức Long vay thì Công ty Trung Dung là nơi đầu tiên được thụ hưởng số tiền này, nếu thu hồi thì phải thu từ Công ty Trung Dung.
Đặc biệt liên quan vụ án nhiều khoản tiền có cùng tính chất nhưng tòa tuyệt nhiên không nhắc đến chuyện thu hồi.
Theo bản án sơ thẩm, số tiền 1.666,8 tỷ cùa 11 Công ty vay TPBank được sử dụng gồm trả lãi vay cho các công ty con của Phạm Công Danh tại Sacombank: 36,9 tỷ đồng.
Trả lãi vay cho Tập đoàn Thiên Thanh tại Ngân hàng Agribank - Tân Phú 2,1 tỷ đồng, tại Agribank - Láng Hạ: 31,9 tỷ đồng đồng, Ngân hàng Bản Việt 337,3 triệu đồng, Ngân hàng Oceanbank - CN Sài Gòn 1,9 tỷ đồng; Trả ông Quách Chánh Hưng tiền mua rượu 1,2 tỷ đồng; Trả nợ Công ty cổ phần đầu tư phát triển Hải Tiến: 100 tỷ đồng.
Chuyển vào tài khoản của Ngân hàng Xây dựng tại Ngân hàngAgribank - Tân Phú để tăng vốn điều lệ: 200 tỷ. Trả lương cho nhân viên của Tập đoàn Thiên Thanh: 147,4 triệu đồng.
Tuy nhiên, số tiền 1,250 tỷ trả ông Quách Chánh Hưng tiền mua rượu, 147,4 triệu đồng trả lương cho nhân viên Tập đoàn Thiên Thanh lại không bị thu hồi.
Theo ông Phùng Thế Huân, việc Toà án nhân dân TP HCM tuyên thu hồi số tiền 194, 7 tỷ đồng của ông Trần Quí Thanh là chuyển thiệt hại (hậu qủa của hành vi phạm tội) từ ngân hàng cho người ngay tình, không có lỗi.
Việc thu hồi số tiền không đúng đem lại lợi ích cho các bị cáo không có cơ sở, giảm số tiền bồi thường cho các bị cáo, tạo nên tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo.
“Về tố tụng, việc Toà án nhân dân TP HCM thu hồi số tiền 194,7 tỷ đồng của ông Trần Quí Thanh là không thuộc phạm vi vụ án. Kết luận điều tra, Cáo trạng không đề cập đến việc thu hồi số tiền này. Tại phiên toà sơ thẩm, đại diện viện kiểm sát cũng không đề nghị Toà thu hồi số tiền này.
Do đó Toà sơ thẩm tuyên thu hồi số tiền 194,7 tỷ đồng của ông Trần Quí Thanh nhưng không cho ông Trần Quí Thanh được trình bày, tranh luận về số tiền này mà chỉ căn cứ vào lời khai từ một phía tại phiên tòa.
Từ các nội dung nêu trên, tôi đề nghị Hội đồng xét xử vụ án không thu hồi số tiền 194.707.000.000 đồng (một trăm chín mươi tư tỷ, bảy trăm lẻ bảy triệu đồng) mà ông Trần Quí Thanh đã nhận vào tài khoản số 200014949482271 tại Eximbank - Chi nhánh TP HCM ngày 26/12/2013.
Xem xét toàn diện vụ án cả giai đoạn 1, giai đoạn 2 trên cơ sở xác định tổng số tiền phạm tội, tông số tiền thu hồi, số tiền không xác định được địa chỉ, tổng số tiền còn lại ... để có quyết định phù họp và có các kiến nghị với cấp có thẩm quyền về vụ án”, đơn kháng cáo ông Phùng Thế Huân nêu rõ.