Virus nhân tạo chống covid-19 đã được phát minh. Ảnh Dân Trí.
Thông tin từ tạp chí Hiệp hội Vi sinh học Mỹ mBio cho thấy, các nhà khoa học Mỹ đã tạo ra một loại virus trong phòng thí nghiệm thành công. Kết quả được công nhận cho thấy, phương pháp sẽ có hiệu quả trong phòng, chống Covid-19.
Phương pháp mới này được hình thành từ một loại virus nhân tạo, biến đổi gen có chứa các đoạn protein S-protein. Đoạn mã này khiến các gai của coronavirus gấp lại, qua đó chúng liên kết với các thụ thể trên bề mặt tế bào, cho phép virus xâm nhập vào bên trong tế bào khỏe mạnh.
Theo các chuyên gia, tiến độ nghiên cứu của phương pháp được biết đến ở loài chó nhưng an toàn cho người. Dựa trên virus tự nhiên parainfluenza 5 (PIV5), các nhà khoa học đã tạo ra biến thể virus bằng cách thêm gen vào PIV5 khiến các tế bào bị nhiễm bệnh tạo ra S-glycoprotein, tương tự như tìm thấy trong các gai của virus corona.
Tiếp đến các nhà khoa học đã thử nghiệm virus mới tạo ra trên chuột, như một loại vaccine chống virus MERS. Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy rằng một liều vaccine virus duy nhất đã tạo ra các tế bào bị nhiễm một cách hiệu quả sinh ra protein S, từ đó kích thích phản ứng miễn dịch chống protein này ở con vật.
Kết quả cho thấy, bốn tuần sau khi những chú chuột được cấy vắc xin, chúng đã tiếp xúc với một chủng virus MERS thích nghi cho chuột để gây lây nhiễm nguy hiểm. Virus MERS cũng được truyền đến các nhóm chuột kiểm soát vắc-xin PIV5 không gen cho protein S hoặc vắc-xin tiêm bắp với virus MERS bất hoạt.
Thật may mắn, những con chuột được tiêm virus biến thể PIV5 đều sống sót, ngược lại lũ chuột khác không được tiêm virus nhân tạo đều chết vì nhiễm bệnh. Những con được tiêm một loại vắc xin tại bắt chống virus MERS bất hoạt chỉ bảo vệ được 25% chuột khỏi mắc virus.
Ông McCray - Khoa Nhi, Viện Y sinh Pappajohn, Đại học Iowa của Mỹ, thành viên của nhóm nghiên cứu cho rằng, con người cần thời gian để tìm ra loại vắc xin hiệu quả chống đại dịch Covid-19. Việc tối quan trọng bây giờ, chúng ta cần bảo vệ người dân, giúp họ có miễn dịch tốt nhất để chống lại virus corona.
Tuy nhiên, theo giáo sư David O'Connor của Trường y khoa và sức khỏe cộng đồng ĐH Wisconsin đánh giá, chúng ta cần thận trọng trong các kết quả nghiên cứu. Ông cho rằng những loại phát minh thành công mới chỉ là bước đầu cần thiết, chúng ta phải trải qua rất nhiều bước để có được vắc xin hữu dụng.
Ngoài ra, trên thế giới đang có khoảng 20 loại vaccine được thử nghiệm và phát triển. Các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứ trên động vật và hy vọng có được loại vắc xin đủ độ an toàn hiệu quả.
Kể cả khi các nhà khoa học tìm ra vắc xin, con người vẫn cần chờ đợi đến ít nhất 6 tháng đến 1 năm cho việc sản xuất vắc xin rộng khắp thế giới.