Thứ ba, 17/09/2024 | 01:49
RSS

Viêm khớp cổ chân: Nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp điều trị

Thứ sáu, 19/07/2024, 11:17 (GMT+7)

Viêm khớp cổ chân thường phát triển sau một chấn thương hoặc do sự hao mòn kéo dài. Đây là tình trạng tổn thương gây ảnh hưởng tới 2-10% bệnh nhân bị viêm xương khớp.

Biểu hiện chính và nguyên nhân gây viêm khớp cổ chân

MỤC LỤC:
Tổng quan về viêm khớp cổ chân
Phân loại viêm khớp mắt cá chân
Đối tượng nào có nguy cơ bị viêm khớp cổ chân?
Triệu chứng viêm khớp cổ chân
Nguyên nhân gây viêm khớp mắt cá chân
Các lựa chọn điều trị viêm khớp mắt cá chân
Bài thuốc xương khớp Đông y - giải pháp cho người bị viêm khớp

Tổng quan về viêm khớp cổ chân

Viêm khớp cổ chân ít gặp hơn nhiều so với viêm khớp gối hoặc khớp hông. Tuy nhiên ảnh hưởng của nó tới người bệnh là tương tự như các trường hợp khác.

Viêm khớp cổ chân, còn được gọi là viêm xương khớp mắt cá chân hay viêm khớp mắt cá chân là một quá trình thoái hóa tự nhiên trong đó sụn tạo thành một khớp bắt đầu thay đổi và theo thời gian mỏng đi.

Nó là một phần của quá trình lão hóa bình thường và thường thấy nhất ở những người trên 40 tuổi.

Tổn thương mắt cá chân có thể dẫn đến viêm khớp cổ chân

Phân loại viêm khớp mắt cá chân

Người ta phân loại viêm khớp mắt cá chân thành hai loại chính: viêm khớp nguyên phát và thứ phát. 

Viêm khớp mắt cá chân nguyên phát 

Khác với viêm khớp hông và khớp gối, viêm khớp mắt cá chân nguyên phát rất hiếm gặp. Chúng bao gồm các trường hợp viêm khớp không rõ nguyên nhân khiến tổn thương khớp phát triển.

Viêm khớp mắt cá chân thứ phát 

Khoảng 90% trường hợp viêm xương khớp mắt cá chân có nguyên nhân là bởi một chấn thương trong quá khứ.

Có thể là gãy xương mắt cá chân trước đó hoặc bong gân mắt cá chân trước đó.

Chấn thương mắt cá chân có thể làm hỏng sụn trực tiếp, khiến khớp kém ổn định hơn hoặc thay đổi cách thức hoạt động của khớp. 

Những nguyên nhân khác bao gồm tình trạng viêm ảnh hưởng đến nhiều khớp, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh gút, hoặc tình trạng nhiễm trùng bên trong khớp.

Đối tượng nào có nguy cơ bị viêm khớp cổ chân?

Viêm xương khớp mắt cá chân phổ biến nhất ở người trên 50 tuổi và nguy cơ mắc bệnh tăng theo tuổi tác. 

Phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh viêm xương khớp mắt cá chân hơn nam giới, đặc biệt là sau thời kỳ mãn kinh.

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp mắt cá chân bao gồm:

  • Béo phì: Cân nặng dư thừa sẽ gây thêm áp lực lên khớp mắt cá chân.
  • Chấn thương mắt cá chân trước đây: Chấn thương mắt cá chân, chẳng hạn như chấn thương kết hợp xương và sụn (sụn xương), đứt dây chằng, gãy xương hoặc trật khớp, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp sau này.
  • Di truyền: Người thân trong gia đình mắc bệnh viêm xương khớp sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn.

Triệu chứng viêm khớp cổ chân

Các triệu chứng của viêm khớp mắt cá chân khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương bề mặt khớp.

Dấu hiệu tổn thương phổ biến thường gặp phải ở người bệnh bao gồm: 

Đau khi vận động và bùng phát khi hoạt động mạnh
Đau, nóng, đỏ và sưng
Giảm khả năng di chuyển, đi lại và đè nặng lên mắt cá chân
Cứng khớp vào buổi sáng, sau khi nghỉ ngơi hoặc sau khi ngồi một lúc
Đau và sưng tăng lên sau khi nghỉ ngơi hoặc ngồi một lúc
Các triệu chứng có thể xấu đi dần dần theo thời gian và có thể dao động tùy thuộc vào mức độ hoạt động. 

Hoạt động liên quan đến việc chịu trọng lượng, như đi bộ, leo cầu thang hoặc đứng trong thời gian dài, có thể làm trầm trọng thêm cơn đau và khó chịu.

Triệu chứng viêm khớp cổ chân

Nguyên nhân gây viêm khớp mắt cá chân

Viêm khớp sau chấn thương: Nếu bạn bị gãy xương, trật khớp hoặc bong gân mắt cá chân, bạn có nhiều khả năng bị viêm khớp mắt cá chân hơn.

Viêm xương khớp: Sự thoái hóa của sụn ở bề mặt khớp (bề mặt xương tạo nên khớp) của xương mắt cá chân có thể là nguyên nhân gây ra viêm khớp mắt cá chân.

Viêm khớp dạng thấp: Ở căn bệnh này, hệ thống miễn dịch tấn công các màng mỏng manh ở khớp mắt cá chân và gây viêm khớp.

Các loại viêm khớp khác có thể ảnh hưởng đến khớp mắt cá chân bao gồm viêm khớp do gút, viêm khớp phản ứng và viêm khớp vẩy nến.

Các lựa chọn điều trị viêm khớp mắt cá chân

Điều trị bằng thuốc

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): các thuốc giảm đau như ibuprofen và naproxen thường được dùng để giảm cơn đau tại cổ chân ở người bệnh. Tuy nhiên các NSAID thường đi kèm với một số tác dụng phụ nghiêm trọng, như chảy máu do loét đường tiêu hóa, tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, cũng như tổn thương gan và thận. Một loại gel NSAID bôi ngoài da được phát triển với hiệu quả giảm đau tương tự nhưng ít tác dụng phụ hơn. 

Tiêm corticoid: mặc dù corticoid có tác dụng giảm nhanh chóng các triệu chứng sưng và đau khớp, nhưng nó không có tác dụng điều trị tình trạng viêm khớp cổ chân. Không nên tiêm lại nhiều hơn hai lần ở cùng một khớp, trừ những trường hợp bất thường. 

Các biện pháp bảo tồn và thay đổi lối sống

Vật lý trị liệu: Mục tiêu của vật lý trị liệu là cải thiện phạm vi chuyển động và tăng cường các cơ hỗ trợ mắt cá chân, bao gồm cả cơ bắp chân. 

Bài tập tác động thấp: Tập thể dục thường xuyên là điều cần thiết cho bất kỳ loại viêm khớp nào, bao gồm cả viêm xương khớp mắt cá chân. 

Giảm cân: Có rất ít nghiên cứu về tác động của việc giảm cân đối với bệnh thoái hóa khớp mắt cá chân, mặc dù một số chuyên gia cho rằng giảm 5kg cũng có thể làm giảm đáng kể cơn đau. 

Các thiết bị hỗ trợ, chẳng hạn như nẹp giúp cải thiện khả năng vận động và miếng lót giày (chỉnh hình) giúp giảm thiểu áp lực lên bàn chân và giảm đau.

Phẫu thuật khớp

Hầu hết các thủ thuật phẫu thuật được coi là phương án cuối cùng cho bệnh thoái hóa khớp mắt cá chân. Chúng thường chỉ được chỉ định trong trường hợp các biện pháp điều trị khác không có hiệu quả.

Phẫu thuật cố định xương ở mắt cá chân giúp xóa tan cơn đau bằng cách ngăn chặn chuyển động của mắt cá chân nhưng thường dẫn đến viêm khớp ở các khớp xung quanh.

Phẫu thuật thay mắt cá chân có thể phải phẫu thuật lại một hoặc nhiều lần. Các ca phẫu thuật này khó thực hiện hơn và thường ít thành công hơn so với quy trình ban đầu. 

Loại bỏ gai xương (cắt bỏ mô hoại tử): Viêm khớp có thể khiến gai xương phát triển ở khớp mắt cá chân. Việc loại bỏ các gai xương này, thông qua một vết rạch hở ở mắt cá chân hoặc bằng nội soi khớp, có thể làm giảm đau và cải thiện phạm vi chuyển động.

Phẫu thuật kéo giãn khớp: kỹ thuật phục hồi khớp mới sử dụng khung bên ngoài đặt xung quanh bên ngoài chân để mở rộng bề mặt khớp mắt cá chân, thúc đẩy sự phát triển sụn mới.

Bài thuốc xương khớp Đông y - giải pháp cho người bị viêm khớp

Theo y học cổ truyền, thoái hóa khớp được quy về chứng tý, là do chức năng của hai tạng can – thận suy giảm kèm theo sự xâm phạm của các ngoại tà như phong – hàn – thấp.

Nguyên tắc chữa bệnh là ôn thông kinh lạc, hành khí hoạt huyết, bổ can thận, dưỡng khí huyết, khu phong, tán hàn, trừ thấp. 

Việc điều trị theo Đông y không chỉ tác động vào việc làm giảm triệu chứng viêm mà còn cải thiện chức năng tạng phủ, nâng cao sức khỏe tổng thể. 

Mục đích chính là hướng tới việc phục hồi cân bằng tự nhiên trong cơ thể.

Thuốc xương khớp Đông y là sự kết hợp bởi các vị thuốc có tác dụng lợi cơ khớp, bổ huyết, hành huyết, cải thiện chức năng can thận, có tác dụng điều trị hiệu quả các chứng phong tê thấp: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp…

Ngoài ra thuốc còn là giải pháp hữu hiệu để hỗ trợ điều trị thoái hóa, vôi hóa, gai đôi cột sống, hỗ trợ ngăn ngừa hiệu quả bệnh tái phát.

Thuốc xương khớp Đông y (ví dụ Xương Khớp Nhất Nhất) hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Người đang có tình trạng viêm khớp cổ chân có thể tham khảo sử dụng.

Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, Thuốc XƯƠNG KHỚP NHẤT NHẤT

Thành phần: (cho một viên nén bao phim)
645mg cao khô tương đương: Đương quy (Radix Angelicae sinensis) 750mg, Đỗ trọng  (Cortex Eucommiae) 600mg, Cẩu tích (Rhizoma Cibotii) 600mg, Đan sâm (Radix Salviae miltiorrhizae) 450mg, Liên nhục (Semen Nalumbinis nuciferae) 450mg, Tục đoạn (Radix Dipsaci) 300mg, Thiên ma (Rhizoma Gastrodiae elatae) 300mg, Cốt toái bổ (Rhizoma Drynariae) 300mg, Độc hoạt (Radix Angelicae pubescentis) 600mg, Sinh địa (Radix Rehmanniae glutinosae) 600mg, Uy linh tiên (Radix et Rhizoma Clematidis) 450mg, Thông thảo (Medulla Tetrapanacis papyrifery) 450mg, Khương hoạt (Rhizoma et Radix Notopterygii) 300mg, Hà thủ ô đỏ (Radix Fallopiae multiflorae) 300mg. Tá dược vừa đủ 1 viên.
 
Tác dụng - Chỉ định:
Tác dụng: Bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp.
 
Chỉ định: Trị các chứng đau lưng, đau cột sống, đau thần kinh tọa, các chứng phong tê thấp: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, nhức mỏi, cứng cơ xương khớp, tay chân tê bại. Hỗ trợ điều trị thoái hoá, vôi hoá, gai cột sống.
Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát.
Chống chỉ định - Thận trọng:
Chống chỉ định: Phụ nữ có thai.
Thận trọng: Phong thấp thể nhiệt.
Liều dùng - cách dùng: Uống thuốc sau khi ăn
- Người lớn: ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 2 viên.
- Trẻ em từ 8-15 tuổi: ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 viên.
 
Chống chỉ định - Tác dụng không mong muốn- sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú: Không sử dụng cho phụ nữ có thai. Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ cho con bú.
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
 
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 16/2022/XNQC/YDCT ngày 10/10/2022
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG

 

DS Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại