Giờ Ngọ ba khắc thời được coi là khung giờ chuẩn để hành hình phạm nhân ở thời phong kiến Trung Quốc Điều này xuất phát từ nhiều nguyên do khác nhau.
Theo cách tính giờ của người Trung Quốc xưa, giờ Ngọ tương đương với 11h tới 13h. Giờ Ngọ ba khắc là gần 12h trưa, khoảng 11h45 phút trưa lúc mặt trời ở đỉnh điểm, bóng trên mặt đất thu lại ngắn nhất. Người xưa quan niệm đây là thời điểm mà dương khí mạnh nhất trong ngày và âm khí yếu nhất trong 24h.
Theo sách Công môn yếu lược, người xưa khá mê tín về chuyện hành hình. Họ cho rằng kết liễu sự sống của ai đó chính là “âm sự”. Dẫu cho người bị giết có đáng tội hay không, hồn ma của họ có thể lởn vởn bám theo pháp quan, quan giám trảm, đao phủ và những người có liên quan phán quyết xử tử.
Giờ Ngọ ba khắc thời điểm "chuẩn" để hành hình phạm nhân. Ảnh: Internet
Do đó hành hình vào lúc giờ Ngọ ba khắc là lúc dương khí mạnh nhất và ấm khí yếu nhất sẽ trấn át được âm hồn của phạm nhân. Đây là nguyên nhân chủ yếu người xưa quyết định hành hình phạm nhân vào “giờ Ngọ ba khắc”.
Ngoài ra, theo quan niệm xưa, một nguyên nhân nữa liên quan chính phạm nhân. Giờ Ngọ ba khắc cũng là thời điểm tinh lực con người yếu nhất, kiệt sức, dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ. Nếu xử tử lúc này sẽ giảm thiểu được sự đau đớn cho phạm nhân.
Hình luật triều Đường, Tống ở Trung Quốc quy định: Mỗi năm từ tiết lập xuân đến thu phân, các tháng giêng, tháng 5, tháng 9; các ngày đại tế, trai giới, ngày rơi vào 24 tiết khí, ngày mùng một, rằm, thượng huyền, hạ huyền, những ngày "cấm sát" trong tháng (mùng một, mùng tám, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30) không được thi hành tử hình.
Triển Chiêu tiêu diệt Lão Lão. Nguồn: Đoạn phim hay