Trong củ khoai lang có chứa nhiều đường nên nếu ăn nhiều lúc đói sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ nóng, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, nên nấu, luộc hoặc nướng khoai thật chín để phá hủy chất men. Trong trường hợp bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để khắc phục.
Người bị bệnh thận ăn khoai lang có thể dẫn đến yếu tim
Khi thận yếu, chức năng loại bỏ kali dư thừa cũng kém đi. Trong khi đó, khoai lang lại chứa nhiều kali, chất xơ, vitamin A… ăn quá nhiều khoai lang có thể gián tiếp gây ra cho người bệnh thận những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.
Nếu có hệ tiêu hóa không tốt, thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng, đau dạ dày thì bạn không nên ăn khoai lang vì khi ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, trướng bụng và khiến tình trạng đau dạ dày trở nên tồi tệ hơn.
Lưu ý: Các bác sĩ khuyến cáo cần tránh ăn khoai lang vào buổi tối vì sẽ gây đầy bụng, khó tiêu gây mất ngủ. Bên cạnh đó, cần ăn khoai lang với chế độ khoa học và hợp lý thì mới có lợi cho cơ thể, không nên ăn khoai thay cơm bởi sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy.
Thời điểm tốt nhất để ăn khoai lang chính là khi khoai mới được đào lên, đây là lúc mà khoai giàu dưỡng chất nhất. Ngoài ra, chúng ta cũng nên ăn khoai lang vào buổi sáng hoặc buổi trưa để có thể hấp thụ trọn vẹn canxi và giúp giảm cân, no lâu.