Chủ nhật, 19/01/2025 | 02:30
RSS

Vén màn bí mật vì sao Nga khoanh tay đứng nhìn Tomahawk Mỹ bắn Syria dù có rồng lửa S-400

Chủ nhật, 09/04/2017, 20:19 (GMT+7)

Nga trang bị hệ thống phòng không tối tân S-400 tại Syria nhưng lại để 59 quả tên lửa Tomahawk trị giá khoảng 100 triệu USD, phóng ồ ạt vào căn cứ Syria là vì sao?

Theo Pravda, các chuyên gia quân sự lý giải, hệ thống phòng không Nga đặt ở Syria chỉ nhằm bảo vệ các cơ sở quân sự Nga. Trong quá khứ, Nga chuyển giao cho Syria một số tổ hợp phòng không nhưng chúng hoàn toàn vận hành bởi binh sĩ Syria, vốn thường xảy ra trục trặc.

Nga có thể dùng hệ thống Pantsir, đánh chặn tên lửa Mỹ ở tầm thấp. Tuy nhiên, Moscow đã lựa chọn phương án thông báo với Syria về khả năng Mỹ phóng tên lửa, giúp quân đội Syria có thời gian ít ỏi để sơ tán dân thường, phương tiện vũ khí khỏi căn cứ Al-Shayrat.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov nói, chỉ có 23 quả tên lửa Tomahawk trong tổng số 59 tên lửa đến được căn cứ Syria.

Rồng lửa S-400 của Nga. Ảnh: Internet

“Nếu hệ thống phòng không Nga đáp trả tên lửa Mỹ, dẫn đến khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân. Trong khi đó, Nga đang muốn làm mọi cách có thể để né tránh một cuộc xung đột hạt nhân”, Sergei Sudakov, hiện đang công tác tại Học viện Khoa học Quân sự Nga nói.

“Nói cách khác, nếu Nga phóng tên lửa đánh chặn thì chúng ta không được ngủ yên vào sáng ngày hôm sau. Phản ứng của Nga sẽ chỉ khiến hai nước bị cuốn vào một cuộc xung đột hạt nhân, ở lãnh thổ của một nước thứ ba”, chuyên gia Nga nói thêm.

Tuy nhiên, ở góc độ kỹ thuật, khi định về vấn đề này, ông Sim Tack, nhà phân tích cấp cao của công ty tình báo tư nhân Strafor cho biết, có thể, trước đây, hệ thống S-400 chưa đối đầu với tên lửa hành trình của Mỹ để thử nghiệm hiệu quả đánh chặn. Do đó, quân đội Nga không động thủ có lẽ vì lý do quân sự hơn lý do chính trị.

Tên lửa Tomahawk của Mỹ. Ảnh: Internet

Tuy nhiên, nhà phân tích đến từ IHS Maarkit, ông Alex Kokcharov lại cho rằng, hệ thống S-400 của Nga có đủ khả năng để đánh chặn các cuộc tấn công như vậy nhưng vì lý do “chính trị” nên Nga không can thiệp.  “Tôi nghĩ, Nga chọn tránh đối đầu quân sự trực tiếp với Mỹ, thậm chí ở một nước thứ 3 như Syria có thể để tránh những sự việc leo thang không thể kiểm soát” – ông Alex nói.

“Nga đã được Mỹ cảnh báo về cuộc tấn công này. Điều đó giải thích lý do tại sao không có thiệt hại về phía Nga. Nga có đủ khả năng đánh chặn Tomahawk nhưng đã quyết định không”- ông Alex

Ngoài ra, còn một lý do khác, mục đích của việc triển khai S-400 tại Syria là để bảo vệ các cơ sở hạ tầng của Nga tại đây chứ không phải tất cả cơ sở quân sự của đồng minh nên Nga mới không khai hoả.

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus