Thứ tư, 17/04/2024 | 05:18
RSS

Vén màn bí ẩn về bộ tộc sẵn sàng rạch mặt để tạo nét đẹp kiêu sa

Thứ ba, 16/05/2017, 06:47 (GMT+7)

Ở một số bộ lạc ở Tây Phi, đối với nhiều người phụ nữ thì việc rạch mặt sẽ giúp họ trở nên đẹp hơn, kiêu sa hơn.

Tại những ngôi làng hẻo lánh ở một số bộ lạc ở châu Phi thì những những hình săm mực hay những vết sẹo chính là cách để người dân làm đẹp cho bản thân. Đồng thời, việc cắt lên thân thể những vết sẹo cũng chính là cách để giải phóng các linh hồn tàn ác ẩn náu bên trong cơ thể.

Những vết sẹo trên thân thể là cách để người dân trong bộ tộc giải phóng những linh hồn ẩn nấu trong cơ thể của họ. Ảnh: Eric Lafforgue

Những vết sẹo trên thân thể là cách để người dân trong bộ tộc giải phóng những linh hồn ẩn nấu trong cơ thể của họ. Ảnh: Eric Lafforgue

Những hình xăm từ đơn giản đến tinh vi đều mang ý nghĩa tượng trưng cho sức mạnh và cái đẹp. Hầu như mỗi người đều có những vết sẹo khá giống nhau trên mặt. Ngoài ra, trong các cuộc chiến đấu giữa các bộ lạc thì vết sẹo giúp cho họ có thể phân biệt kẻ thù một cách dễ dàng. Đối với những người chiến binh đã chết thì việc này khiến họ dễ dàng nhận ra được đồng đội của mình để mai táng cho họ theo từng phong tục của mỗi bộ lạc.

Những người phụ nữ thường có những vết sẹo khá giống nhau. Ảnh: Eric Lafforgue

Những người phụ nữ thường có những vết sẹo khá giống nhau. Ảnh: Eric Lafforgue

Có thể bạn chưa biết, đối với quan niệm của những bộ lạc ở Tây Phi này, những vết cắt sẽ giúp trẻ em tránh được bệnh tật và xua đuổi tà ma. Một vết cắt nhỏ nằm ngang sẽ được khắc trên má những đứa trẻ với lời nhắn nhủ của thế hệ trước rằng cuộc sống phía trước còn nhiều khó khăn gian khổ và hãy luôn mạnh mẽ sẵn sàng vượt qua mọi giông tố của cuộc đời.

Những đứa trẻ có những vết sẹo cắt ngang trên khuôn mặt đánh dấu sự khoẻ mạnh. Ảnh: Eric Lafforgue

Những đứa trẻ có những vết sẹo cắt ngang trên khuôn mặt đánh dấu sự khoẻ mạnh. Ảnh: Eric Lafforgue

Bên cạnh đó, những vết sẹo trên mặt còn đem lại cho họ cảm giác được bảo vệ. Từ thời bán nô lệ, các nhà buôn ở Châu Âu tới sẽ mua những người không có vết sẹo trên gương mặt. Do đó họ sẽ khắc để tránh được số phận trở thành nô lệ.

Trên bụng của người phụ nữ ở bộ lạc Holi thường có những vết sẹo. Họ xem đó là biểu tượng của cái đẹp và càng nhiều vết ở vị trí này thì họ sẽ càng sinh được nhiều con. Khi có vết sẹo trên bụng đồng nghĩa vớ việc họ đủ tư cách để kết hôn.

Những vết sẹo trên cơ thể đem lại cho người dân trong bộ lạc cảm giác được bảo vệ. Ảnh: Eric Lafforgue

Những vết sẹo trên cơ thể đem lại cho người dân trong bộ lạc cảm giác được bảo vệ. Ảnh: Eric Lafforgue

Tương tự như bộ lạc Holi, bộ lạc Otammari cũng thực hiện như vậy. Tuy nhiên đối với những người phụ nữ mang thai thì vết sẹo được khắc trên lưng để mang lại sự may mắn cho họ. Đối với những người đàn ông của bộ lạc Otammari thì những vết sẹo trên mặt tượng trưng cho sức mạnh và đem lại sự quyến rũ cho cơ thể. Những người đàn ông chi chít vết sẹo trên người sẽ có khả năng cao lấy được những người phụ nữ đẹp về làm vợ.

Người đàn ông mang càng nhiều vết cắt thì càng thể hiện nhiều sức mạnh. Ảnh: Eric Lafforgue

 Người đàn ông mang càng nhiều vết cắt thì càng thể hiện nhiều sức mạnh. Ảnh: Eric Lafforgue

Những vết sẹo này được tạo nên bởi các thầy tạo sẹo bằng cách gieo vỏ sò trên nền đất. Đây chính là khuôn mẫu để những vết sẹo được tạo ra. Mặc dù vậy, những vết cắt có thể thay đổi theo mức độ ánh sáng để tạo nên độ hoàn hảo. Tập tục này bị cấm tại các thành phố lớn bởi sự đau đớn mà nó tạo ra cũng như các nguy cơ về sức khoẻ khi một dụng cụ được xăm cho quá nhiều người.

Việc săm sẹo sẽ dân đến nguy cơ gây hại cho sức khoẻ vì dùng chung dụng cụ. Ảnh: Eric Lafforuge

Việc xăm sẹo sẽ dân đến nguy cơ gây hại cho sức khoẻ vì dùng chung dụng cụ. Ảnh: Eric Lafforuge

Đây là truyền thống quan trọng của vùng đất Otammari và là một phần không thể thiếu trong nghi lễ trường thành cho những đứa trẻ 10 tuổi tại nơi đây. Mỗi lần tổ chức nghi lễ, có tới hàng trăm đứa trẻ sẽ phải nhận những vết cắt trên mặt. Tuy nhiên. do quá đau đớn lên nhiều đứa trẻ đã từ chối thực hiện nghi lễ này. Trong những trường hợp đó, những đứa trẻ này sẽ bị cưỡng chế  đưa đến buổi lễ. Cha mẹ chúng không dám đi cùng vì sợ đứa trẻ đó sẽ không bao giờ dám gặp mặt lại họ nữa.

Hiện nay nhiều đứa trẻ sợ việc này vì những đau đớn mà chúng gặp phải. Ảnh: Eric Lafforuge

Hiện nay nhiều đứa trẻ sợ việc này vì những đau đớn mà chúng gặp phải. Ảnh: Eric Lafforuge

Các bậc phụ huynh ở Holi có cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn vì càng ngày họ càng nhận ra rằng đây là một tập tục man rợ. Họ không muốn con em mình tham gia nghi lễ này vì không muốn con bị đau cũng như bị trêu trọc tại trường học. Dù vậy nhưng tập tục này vẫn còn khá thịnh hành và được xem là phần đáng tự hào trong truyền thống của tổ tiên ở một số bộ lạc ở Tây Phi.

Vũ Dương (T/h)
Theo Đời sống Plus