Viêm nướu chân răng có thể dẫn đến mất răng nếu không điều trị sớm
Viêm nướu chân răng tiến triển qua nhiều giai đoạn, với các triệu chứng điển hình là:
Chảy máu khi đánh răng, dùng chỉ nha khoa hoặc ăn thức ăn cứng là dấu hiệu sớm nhất của bệnh viêm nướu. Điều trị nha khoa ở giai đoạn này sẽ ngăn ngừa các bệnh về nướu nghiêm trọng hơn.
Khi vi khuẩn gây nhiễm trùng, nướu có thể bị sưng và có màu đỏ tươi, đỏ sẫm hoặc thậm chí hơi tía. Ở giai đoạn đầu của bệnh viêm nướu chân răng thường không gây đau.
Vi khuẩn trong miệng tạo ra các chất thải có mùi hôi, dẫn đến hôi miệng và có thể để lại mùi vị khó chịu trong miệng.
Nếu tình trạng viêm nướu không được phát hiện và điều trị, các túi sẽ tiếp tục hình thành trên đường viền nướu, tạo không gian cho nhiều vi khuẩn xâm nhập và phá hủy các tổ chức nâng đỡ răng. Nướu dần dần bị tụt thấp, để lộ chân răng.
Khi xương nâng đỡ bắt đầu bị ăn mòn, răng trở nên lỏng lẻo và vị trí của chúng có thể hơi dịch chuyển. Kết quả là, các răng không khít với nhau khi cắn xuống và có thể bắt đầu cảm thấy đau khi nhai.
Nướu răng bị viêm chuyển màu từ hồng nhạt sang đỏ thẫm
Trong hầu hết các trường hợp, sự phát triển của viêm nướu chân răng bắt đầu bằng mảng bám - một lớp màng dính chủ yếu là vi khuẩn. Nếu không được điều trị, viêm nướu chân răng sẽ bắt đầu và ngày càng trầm trọng.
Mảng bám hình thành trên răng khi tinh bột và đường trong thực phẩm tương tác với vi khuẩn thường có trong miệng. Đánh răng 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày 1 lần giúp loại bỏ mảng bám, nhưng mảng bám lại hình thành nhanh chóng. Mảng bám có thể cứng lại dưới đường viền nướu thành cao răng.
Cao răng khó loại bỏ hơn và chứa đầy vi khuẩn. Mảng bám và cao răng lưu lại trên răng càng lâu thì chúng càng có thể gây hại nhiều hơn. Không thể loại bỏ cao răng bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa.
Ở giai đoạn đầu mảng bám răng có thể gây ra viêm phần mô nướu xung quanh chân răng. Tình trạng viêm nướu có thể được hồi phục nếu điều trị sớm và chăm sóc răng miệng tốt tại nhà.
Tình trạng viêm nướu liên tục có thể gây ra viêm nha chu, cuối cùng gây ra các túi phát triển giữa nướu và răng chứa đầy mảng bám, cao răng và vi khuẩn. Theo thời gian, những túi này trở nên sâu hơn, chứa nhiều vi khuẩn hơn. Nếu không được điều trị, những vết nhiễm trùng sâu này sẽ gây ra tình trạng mất mô và xương, và cuối cùng dẫn đến mất một hoặc nhiều răng. Ngoài ra, tình trạng viêm mạn tính đang diễn ra có thể gây quá tải cho hệ thống miễn dịch.
Mảng bám trên răng không được làm sạch tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển
Nguyên nhân cơ bản của tình trạng viêm nướu chân răng là do các vi khuẩn có trong mảng bám gây nhiễm trùng liên tục. Có các yếu tố di truyền và môi trường liên quan đến sự khởi phát của bệnh. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ của bệnh viêm nướu chân răng:
Vệ sinh răng miệng kém: khiến mảng bảm tích tụ và vi khuẩn phát triển. Khi vi khuẩn và cao răng không được loại bỏ, nướu và xương xung quanh răng sẽ bị ảnh hưởng bởi độc tố của vi khuẩn và có thể gây ra viêm nướu hoặc viêm nha chu, có thể dẫn đến mất răng.
Hút thuốc lá: hóa chất trong thuốc lá gây hại nướu răng, làm tăng nguy cơ vôi răng, thậm chí gây tiêu xương răng.
Di truyền: men răng kém, mắc bệnh viêm nướu chân răng cũng có tính di truyền trong gia đình.
Mang thai và mãn kinh: sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể có thể khiến mô nướu trở nên nhạy cảm hơn, dễ mắc các bệnh về nướu hơn.
Căng thẳng thường xuyên: gây giảm khả năng miễn dịch chống lại bệnh tật, có nghĩa là nhiễm trùng do vi khuẩn có thể đánh bại hệ thống phòng thủ của cơ thể.
Chế độ ăn uống kém hoặc thiếu dinh dưỡng: làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng nha chu, cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của nướu.
Bệnh tiểu đường và các vấn đề y tế khác như bệnh hô hấp, bệnh tim, viêm khớp và loãng xương: đẩy nhanh sự khởi phát và tiến triển của bệnh viêm nướu chân răng, khiến nhiễm trùng do vi khuẩn ở nướu răng khó kiểm soát hơn.
Nghiến răng: làm tổn thương đáng kể mô nâng đỡ xung quanh răng.
Tác dụng phụ của thuốc: thuốc tránh thai, thuốc điều trị bệnh tim, thuốc chống trầm cảm và steroid ảnh hưởng đến tình trạng chung của răng và nướu. Việc sử dụng steroid kích thích sự phát triển quá mức của nướu, làm cho tình trạng sưng tấy trở nên phổ biến hơn và cho phép vi khuẩn dễ dàng sinh sống trong mô nướu.
Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ bị viêm nướu chân răng
Uống thuốc gì để điều trị viêm nướu chân răng sẽ phụ thuộc vào giai đoạn và tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân.
Trường hợp viêm nướu chân răng ở giai đoạn nhẹ, nướu mới chỉ bị sưng và cấu trúc mô nha chu chưa bị tổn thương nghiêm trọng, nha sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng để loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Kết hợp với vệ sinh răng miệng đúng cách, tình trạng viêm nướu sẽ nhanh chóng chấm dứt.
Ở giai đoạn nặng hơn, khi đã xuất hiện các túi mủ dưới nướu thì các phương pháp điều trị sẽ phức tạp hơn. Bên cạnh việc loại bỏ cao răng, cần phải mở nướu nạo túi nha chu, làm sạch gốc răng. Trong trường hợp lợi bị tụt nhiều, cần ghép vạt lợi để hỗ trợ quá trình phục hồi của nướu. Ở giai đoạn này, cần dùng thêm thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn.
Khi các mô cứng của răng đã bị phá hủy nặng, răng không thể duy trì và gây ảnh hưởng tới các răng xugn quanh thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ.
Về cơ bản, để phòng ngừa viêm nướu chân răng và bảo vệ răng miệng, điều quan trọng nhất là chú ý vệ sinh răng miệng thật tốt mỗi ngày. Nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách, vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng, dẫn đến viêm nướu chân răng, sâu răng, mất răng.
Để bảo vệ sức khỏe răng miệng, hãy thực hành tốt vệ sinh răng miệng hàng ngày như sau:
NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤTBảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho. NSX: Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất |