Giáo sư Ugur Sahin và Ozlem Tureci
Ugur Sahin và Ozlem Tureci - người đồng sáng lập công ty sản xuất vắc-xin Pfizer - BioNTech (Đức), cho biết sẽ có những bước đột phá đối với vắc-xin ung thư trong những năm tới.
Giáo sư Tureci đã mô tả cách công nghệ mRNA có thể được tái sử dụng để tạo cơ hội cho hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào ung thư. Trong khi đó, Giáo sư Sahin tiết lộ, vắc-xin ung thư dựa trên mRNA có thể sẵn sàng sử dụng cho bệnh nhân “trước năm 2030”.
Vắc-xin mRNA covid-19 hoạt động bằng cách đưa các hướng dẫn di truyền cho những protein đột biến vô hại của virus SARS-CoV-2 vào cơ thể. Các hướng dẫn được thực hiện bởi các tế bào tạo ra protein đột biến. Sau đó, các protein hoặc kháng nguyên này được sử dụng để thông báo cho kháng thể của hệ thống miễn dịch và hệ thống phòng thủ khác.
Giáo sư Tureci - Giám đốc y tế của BioNTech cho biết, phương pháp tương tự có thể được thực hiện để nâng cao hệ thống miễn dịch tìm kiếm và tiêu diệt các tế bào ung thư. Thay vì mang mã xác định virus, vắc-xin chứa các hướng dẫn di truyền cho kháng nguyên ung thư - protein bám trên bề mặt của tế bào khối u.
BioNTech nghiên cứu vắc-xin ung thư mRNA trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Công ty hiện có một số loại vắc-xin ung thư được thử nghiệm lâm sàng.
Công ty bày tỏ hy vọng sẽ phát triển các phương pháp điều trị ung thư ruột, u ác tính và các loại ung thư khác. Tuy nhiên, những trở ngại đáng kể vẫn còn ở phía trước. Các tế bào ung thư tạo nên khối u có thể được gắn với nhiều loại protein khác nhau. Điều đó khiến việc tạo ra một loại vắc-xin nhắm vào tất cả các tế bào ung thư và không có mô khỏe mạnh là vô cùng khó khăn.