Thứ hai, 29/04/2024 | 10:10
RSS

Uống sữa đậu nành nhiều có tốt không? Đây là những lưu ý nhất định bạn phải biết

Thứ năm, 25/01/2024, 17:04 (GMT+7)

Uống sữa đậu nành nhiều có tốt không? là câu hỏi mà không ít người quan tâm. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết câu trả lời.

Sữa đậu nành là một thức uống mang lại giá trị dinh dưỡng khá cao cho cơ thể, nó cũng là một thức uống thơm ngon được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều chế phẩm này có thể ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa và khó hấp thụ hết dinh dưỡng. Vậy uống nhiều sữa đậu nành có tốt không?

Uống sữa đậu nành nhiều có tốt không? Đây là những lưu ý nhất định bạn phải biết

Sữa đậu nành chứa nhiều hợp chất thực vật, đặc biệt là isoflavone và saponin. Một loại isoflavone được tìm thấy trong sữa đậu nành là genistein. 

Genistein được chứng minh là có tác dụng ngăn ngừa các tế bào ung thư trong cơ thể, thông qua nhiều con đường khác nhau, gồm cả việc can thiệp vào sự phát triển và sinh sản của tế bào ung thư.

Trong sữa đậu này còn chứa chất thực vật genistein. Đây là chất chống oxy hóa tuyệt vời với đặc tính chống viêm mạnh mẽ, giúp tăng cường phản ứng miễn dịch, giúp cơ thể tránh khỏi bệnh cấp tính và mãn tính.

Ngoài ra, loại sữa này còn có lượng vitamin A và kẽm dồi dào cũng mang lại những lợi ích tương tự.

Cung cấp cho cơ thể hàm lượng vitamin và khoáng chất thiết yếu: Trong đậu nành có chứa các vitamin như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), vitamin E...Rất giàu các khoáng chất như Canxi, sắt, Mg, K, Na rất tốt cho sức khỏe của cả trẻ em và người lớn.

Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết: Trong 100ml sữa đậu nành cung cấp khoảng 3,1g protein, 1,6g chất béo, 0,4g gluxit. Đạm trong sữa đậu nành cũng chứa đầy đủ các acid amin cần thiết cho cơ thể, Còn chất béo trong đậu nành chứa nhiều acid béo không no tốt cho những người đang cần giảm chất béo do thừa cân, béo phì, bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường...

Hàm lượng calo thấp: Trong khoảng 100ml sữa đậu nành thì cung cấp cho cơ thể khoảng 28 calo, trong khi đó sữa tươi nguyên chất là 62 calo. Từ đó giúp hạn chế tình trạng tăng cân, giúp giảm cân nặng mà vẫn cung cấp dinh dưỡng cần thiết.

Trong sữa đậu nành còn chứa chất isoflavone giúp bổ sung thêm estrogen của phụ nữ có tuổi, chống loãng xương, phòng trị ung thư vú.

Cải thiện chức năng hệ tim mạch: Sữa đậu nành giúp giảm cung cấp các chất béo no trong cơ thể, điều đặc biệt giúp giảm cholesterol trong máu. Một chất gây ra hình thành mảnh xơ vữa trên thành mạch, cản trở sự lưu thông máu.

Uống nhiều sữa đậu nành có tốt không?

Uống sữa đậu nành nhiều có tốt không? Đây là những lưu ý nhất định bạn phải biết

Sữa đậu nành rất tốt nhưng cũng không nên uống quá 500ml sữa đậu nành đối với người trưởng thành và hàm lượng thấp hơn với trẻ em khoảng dưới 300ml. Bởi việc uống nhiều sữa đậu nành có thể gây ra rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đầy bụng và các chất dinh dưỡng không thể hấp thụ được hết. Ngoài ra, trong các chế phẩm sữa đậu nành thường có cho thêm đường và việc bổ sung quá nhiều cũng khiến cơ thể cung cấp quá nhiều đường, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Một vấn đề cần cân nhắc khác là bệnh tuyến giáp. Theo trường Y tế công cộng Harvard T.H. Chan School of Public Health, các sản phẩm đậu nành có thể ảnh hưởng một phần đến hormone tuyến giáp, mặc dù nó không tác động trực tiếp đến việc sản xuất hormone tự nhiên của tuyến giáp cơ thể.

Trên thực tế tác động này có thể rất nhỏ, nhưng nếu có vấn đề về tuyến giáp, bạn nên giảm thiểu lượng tiêu thụ dưới mọi hình thức.

Hãy trao đổi với bác sĩ hoặc bác sĩ nội tiết trước khi kết hợp sữa đậu nành vào chế độ ăn uống, nếu bạn có tiền sử bệnh tuyến giáp, đặc biệt nếu bạn đang dùng thuốc tuyến giáp để điều trị chứng suy giáp.

Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy sữa đậu nành có thể tương tác với warfarin, đây là một loại thuốc được kê đơn để ngăn ngừa cục máu đông. Ở đây, sữa đậu nành có thể cản trở quá trình chuyển hóa của warfarin, làm giảm hiệu quả của thuốc.

Sữa đậu nành rất tốt đối với cơ thể, tuy nhiên uống nhiều sữa đậu nành thì cũng không cần thiết và không tốt cho cơ thể. Cho nên chúng ta chỉ nên bổ sung một lượng vừa đủ để tránh tác động xấu của sữa đậu nành và nên bổ sung cả những dưỡng chất từ nguồn thực phẩm khác.

Thúy Vũ (Tổng hợp)
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại