Từ xưa đến nay, người châu Á đã sử dụng đậu nành như một nguyên liệu quen thuộc để chế biến các món ăn và loại đồ uống khác nhau. Thành phần dinh dưỡng của đậu nành rất đa dạng và phong phú, giúp mang đến giá trị cao.
Sữa đậu nành là loại thức uống làm từ đậu nành (hay còn gọi là đậu tương) được cả trẻ em và người lớn rất ưa thích. Trong sữa đậu nành có vitamin A, B1, B2, D, PP, K, F và các men có ích cho tiêu hóa.
Ngoài ra, đồ uống này còn chứa chất isoflavone giúp bù lại tình trạng thiếu estrogen của phụ nữ có tuổi, chống loãng xương, phòng trị ung thư vú. Sữa đậu nành cũng cải thiện chứng thừa cholesterol ở đàn ông.
Trong sữa đậu nành còn chứa protein thực vật. Đây là loại protein không gây ra phản ứng dị ứng ở những trẻ có dị ứng với sữa bò và loại protein này cũng có thêm một lợi thế nổi trội bởi nó có thể làm mất một lượng canxi nhất định trong thận.
Sữa đậu nành còn là loại sữa không chứa lactose trong khi khoảng 25% dân số thế giới không thể ngăn chặn đường lactose khi lactose không hề tốt cho sức khỏe
Đối với nam giới, sữa đậu nành thường được cho là không có lợi, nhưng đối với phụ nữ và đặc biệt là trẻ em thì sữa đậu nành có tác dụng rất tốt. Sữa đậu nành được coi như một loại thực phẩm lành mạnh dành cho trẻ nhỏ.
Sữa đậu nành đặc biệt tốt cho sự phát triển của cơ thể và trí não trẻ. Thành phần chính trong sữa là protein có hàm lượng rất cao khiến cho loại thực phẩm này trở thành một nguồn thực phẩm quan trọng trong cuộc sống.
Các chất dinh dưỡng có trong sữa đậu nành tương đương với sữa bò. Sữa công thức làm từ sữa đậu nành cho em bé của bạn đáp ứng đầy đủ tương đương với tỷ lệ dinh dưỡng có trong sữa công thức làm từ sữa bò và như vậy sữa đậu nành có thể hoàn toàn bảo đảm hoàn thành việc đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng và vi chất cho em bé của bạn.
Khi ở nhiệt độ ấm, các loại vi khuẩn rất dễ phát triển trong sữa đậu nành. Bởi vậy, bạn nên uống sữa để trong cốc hoặc các loại bình thông thường. Bên cạnh đó, sau 3-4 giờ để bên ngoài sữa đã tiếp xúc với không khí sẽ bị biến chất, gây hại cho đường tiêu hóa của người sử dụng.
Một số loại thuốc có thể phá hủy các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành, chẳng hạn như thuốc kháng sinh tetracycline hoặc erythromycin.
Uống quá nhiều sữa đậu nành cùng một lúc dễ gây ra chứng khó tiêu protein hoặc đầy hơi, tiêu chảy.
Khi bạn đói, phần lớn protein trong sữa đậu nành được chuyển hóa nhanh chóng thành calorie và bị tiêu hao ngay, không đem lại tác dụng bồi bổ cho cơ thể. Do đó, bạn nên kết hợp uống sữa với ăn các loại thực phẩm giàu tinh bột như bánh ngọt, bánh mì. Khi đó, protein sẽ được tiêu hóa và hấp thụ hiệu quả hơn dưới tác dụng của axit dịch vị.
Sữa đậu nành dễ hấp thụ nhưng lại có tính hàn. Bạn hãy ngừng sử dụng loại sữa này nếu sau khi uống, bạn có cảm giác buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đầy bụng, đi tiểu đêm nhiều lần. Nếu những người có triệu chứng như vậy tiếp tục uống sữa sẽ có nguy cơ bị hư thận.