Thứ bảy, 18/01/2025 | 16:17
RSS

Ung thư đường ruột có thể đang 'ghé thăm' bạn nếu có những triệu chứng này

Thứ ba, 06/10/2020, 15:56 (GMT+7)

Những dấu hiệu nhận biết ung thư đường ruột dưới đây có thể giúp bạn phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời đối với căn bệnh nguy hiểm này.

Sự kiện:
ung thư

Ung thư đường ruột có thể đang 'ghé thăm' bạn nếu có những triệu chứng này

Ung thư đường ruột là gì?

Ung thư ruột là việc gia tăng không kiểm soát của tế bào trong đường ruột. Nó thường được hình thành từ một polyp đường ruột. Nếu không được phát hiện kịp thời, polp này có thể phát triển, tăng về kích thước, gây tổn thương lớp niêm mạc và lớp mô xung quanh, dẫn đến nhiễm trùng máu hoặc chuyển sang giai đoạn ung thư

Nguyên nhân dẫn đến ung thư đường ruột

Theo các bác sĩ, có nhiều nguyên nhân gây ra ung thư ruột, bên cạnh có nguyên nhân do di truyền gens từ gia đình còn có nhiều nguyên nhân do thói quen sinh hoạt hàng ngày gây ra. Bạn nên cẩn trọng với các yếu tố sau:

- Tuổi tác:

Ung thư đường ruột thường xảy ra ở những người từ 60 tuổi trở lên. Tuy nhiên hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa, độ tuổi mắc chứng bệnh này ngày càng thu hẹp. 

- Chế độ ăn uống:

Chế độ ăn nhiều thịt đỏ hoặc thịt chế biến và ít chất xơ và vitamin có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột.

- Béo phì:

Bệnh phổ biến hơn ở những người thừa cân hoặc béo phì. Việc dung nạp quá nhiều chất béo có thể làm thay đổi nội tiết, hooc môn trong cơ thể dẫn đến rối loạn quá trình tái tạo, sinh trưởng của tế bào.

- Uống rượu và hút thuốc:

Uống rượu nhiều và hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư ruột. Các chất độc hai trong rượu và thuốc lá có thể thẩm thấu trực tiếp qua lớp niêm mạc ruột. Nếu quá trình này xảy ra thường xuyên có thể gây tổn thương lớp niêm mạc hoặc dẫn đến ung thư.

- Tiền sử gia đình:

Có quan hệ họ hàng gần gũi (mẹ hoặc cha, anh trai, em gái) phát triển ung thư đường ruột dưới 50 tuổi làm bạn có nguy cơ cao hơn trong việc phát triển tình trạng. Nếu bạn đang ở trong tình trạng này, bạn nên thực hiện các xét nghiệm sàng lọc 02 lần/năm.

Ung thư đường ruột có thể đang 'ghé thăm' bạn nếu có những triệu chứng này

Dấu hiệu cảnh báo ung thư đường ruột

- Rối loạn tiêu hóa kéo dài:

Bệnh ung thư đường ruột có biểu hiện ở mọi bộ phận liên quan đến đường tiêu hóa. Một số dấu hiệu thường gặp như hơi thở hôi, hay ợ hơi, ợ chua, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn.

- Giảm cân bất thường:

Không phải do tập luyện hay ăn kiêng giảm cân mà cơ thể đột ngột sút cân thì chúng ta cũng nên chú ý đến sức khỏe Rất có thể đó là dấu hiệu của ung thư, nhất là ung thư đường ruột.

- Các rối loạn liên quan bài tiết phân:

Ung thư đường ruột thường khiến người bệnh đau quặn, khó chịu khi đi ngoài. Các dấu hiệu bất thường cũng có thể quan sát ở phân như: Phân nhầy lẫn máu, phân nát, phân hình lá lúa (do phân phải đi qua khối u).

- Thiếu máu:

người bệnh có hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, tỷ lệ hồng cầu giảm mạnh. Nguyên nhân có thể do khối u làm tổn thương lớp niêm mạc gây chảy và ngăn cản hoạt động lưu thông máu đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư ruột

Ban đầu bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe toàn diện và khám các triệu chứng lâm sàng. Nếu có nghi ngờ một khối u đang hình thành và phát triển trong hệ thống đường ruột, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm chuyên khoa.

Một số xét nghiệm như được sử dụng để chẩn đoán ung thư ruột như: xét nghiệm máu, nội soi, siêu âm ổ bụng, chụp CT (chụp cắt lớp vi tính CT) hoặc MRI, chụp PET (chụp cắt lớp phát xạ positron)…

Các phương pháp điều trị ung thư ruột

Dựa vào triệu chứng lâm sàng và các kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán về giai đoạn phát triển của bệnh (4 giai đoạn). Từ đó làm căn cứ xây dựng phác đồ điều trị hợp lý cho từng bệnh nhân.

Ung thư ruột thường có những tiến triển khác thường giữa các giai đoạn của bệnh. Dựa vào giai đoạn phát triển của khối u, bác sĩ sẽ cân nhắc phác đồ điều trị phù hợp. Hiện nay chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:

- Phẫu thuật:

Phương pháp này thường được thực hiện khi phát hiện ung thư ruột ở giai đoạn sớm, khối u vẫn chưa ăn sâu vào hệ bạch huyết và lan sang các cơ quan khác. Việc cắt bỏ toàn bộ hay một phần đường ruột còn phụ thuộc vào vị trí của khối u..

- Xạ trị:

Thường được sử dụng trước khi giải phẫu cho ung thư đường ruột đã di căn và có thể được sử dụng kết hợp với hóa học để giảm số lượng và kích cỡ tế bào ung thư trước khi tiến hành phẫu thuật.

- Hóa trị:

Có thể được khuyến cáo sau khi phẫu thuật ung thư trực tràng hoặc ruột kết. Điều này nhằm làm giảm nguy cơ ung thư trở lại.

Ung thư đường ruột có thể đang 'ghé thăm' bạn nếu có những triệu chứng này

Lời khuyên cho người bệnh ung thư đường ruột

- Chế độ ăn uống khoa học:

Yếu tố thể trạng sức khỏe người bệnh rất quan trọng trong điều trị ung thư nói chung và ung thư đường ruột nói riêng. Người bệnh cần ăn uống đa dạng đảm bảo đủ các nhóm dưỡng chất từ tinh bột, đạm, chất xơ, vitamin. Đồ ăn chế biến dưới dạng mềm lỏng để cơ thể dễ hấp thu và chuyển hóa hơn.

- Chế độ luyện tập:

Người bệnh có thể luyện tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng đều đặn theo sự hướng dẫn của chuyên gia y tế. Các bài tập vừa sức sẽ giúp gia tăng lượng máu đến các cơ quan, tăng cường thể trạng cho bệnh nhân rất tốt.

- Giữ tinh thần lạc quan và tuân thủ đúng phác đồ điều trị:

Người bệnh cần giữ được tinh thần thoải mái và tin tưởng vào bác sĩ sẽ giúp hiệu quả điều trị được tốt hơn.

Nguyệt Hà (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN