Thứ sáu, 22/11/2024 | 14:27
RSS

Tuổi dậy thì mất ngủ nên làm thế nào để khắc phục?

Thứ sáu, 12/01/2024, 15:51 (GMT+7)

Mất ngủ ở tuổi dậy thì là thực trạng đáng lo ngại vì đây độ tuổi ăn, tuổi ngủ. Tình trạng mất ngủ kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và khả năng học tập của các em. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về tình trạng tuổi dậy thì bị mất ngủ và giải pháp khắc phục.

1. Vì sao hay mất ngủ ở tuổi dậy thì?

Theo các nghiên cứu, thời gian ngủ của trẻ trong độ tuổi dậy thì là khoảng 8 - 10 giờ mỗi đêm. Đây là khoảng thời gian cần thiết để có các cơ quan trong cơ thể được bảo trì và nghỉ ngơi. Tuy vậy, theo một nghiên cứu, có đến 20% trẻ thanh thiếu niên không ngủ đủ giấc.

Tuổi dậy thì mất ngủ nên làm thế nào để khắc phục?

Một số trẻ khó ngủ trong độ tuổi dậy thì

Mất ngủ ở tuổi dậy thì là tình trạng trẻ khó ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc và không ngon với tần suất ít nhất 3 lần/tuần. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ dậy thì bị mất ngủ, cụ thể: 

- Bước vào độ tuổi dậy thì, hormone trong cơ thể trẻ biến động rất nhiều, cùng với đó là lượng cortisol tiết ra không đều khiến trẻ bị mất ngủ.

- Áp lực trong việc học hành và thi cử, cộng với sự kỳ vọng của cha mẹ vô tình tạo gánh nặng cho trẻ. Hệ thần kinh của trẻ phải chịu áp lực lớn chính là nguyên nhân dẫn đến mất ngủ ở tuổi dậy thì.

- Sóng từ các thiết bị điện tử tác động đến não bộ kết hợp với sự phấn khích và hào hứng khi chơi  điện tử khiến trẻ khó dừng lại và đi ngủ. Lâu dần trẻ hình thành thói quen thức khuya và dần dần bị mất ngủ.

- Việc thức khuya học bài cũng khiến đồng hồ sinh học tự nhiên của cơ thể bị xáo trộn và gây mất ngủ.

- Mất ngủ ở trẻ dậy thì còn có thể do bệnh lý như viêm da, viêm đường hô hấp, trầm cảm, thiếu máu não, suy nhược thần kinh…

2. Tác hại khi bị mất ngủ ở tuổi dậy thì? 

Hiện tượng mất ngủ ở tuổi dậy thì nếu để kéo dài và không điều trị dứt điểm có thể gây ra một số tác hại cho sức khỏe thể chất và tâm lý của trẻ:

Tuổi dậy thì mất ngủ nên làm thế nào để khắc phục?

Mất ngủ kéo dài khiến trẻ giảm khả năng tập trung, ảnh hưởng đến học tập.

- Giảm khả năng tập trung, ảnh hưởng đến học tập.

- Trẻ dễ bị kích động, tâm trạng thay đổi thất thường.

- Trí nhớ bị suy giảm, giảm khả năng tập trung.

- Hệ thần kinh suy nhược.

- Hệ thống miễn dịch suy yếu, dễ ốm. 

- Có thể bị trầm cảm.

- Rối loạn hormone.

- Ảnh hưởng đến phát triển chiều cao.

- Vòng 1 chậm phát triển.

- Da nổi mụn, thâm sạm, lão hóa sớm.

- Tăng cân không kiểm soát. 

- Trẻ lờ đờ, mệt mỏi, uể oải, thiếu linh hoạt, không muốn vui chơi, giao tiếp.

- Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, huyết áp, tim mạch, tâm lý. 

3. Khắc phục tình trạng mất ngủ ở tuổi dậy thì

Để khắc phục và giúp trẻ có giấc ngủ ngon, bố mẹ cần lưu ý đến những điều nên và không nên làm dưới đây:

3.1. Những điều nên làm

Nên hình thành cho trẻ các thói quen tốt sau:

- Ngủ sớm trước 23h và ngủ đúng giờ.

- Thức dậy vào một giờ cố định đều đặn hàng ngày.

- Tập thể dục đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày. 

- Tắm nước ấm giúp thư giãn cơ thể và tâm trí. Lưu ý tắm trước 23h và sau khi tắm 2 giờ mới đi ngủ.

- Tạo không gian phòng ngủ sạch sẽ, thoáng, mát mẻ, yên tĩnh và tối.

- Tập thể dục nhẹ nhàng để thư giãn cơ thể trước khi ngủ.

- Tắt hết các thiết bị điện tử trước khi giờ đi ngủ khoảng 1 tiếng.

- Giúp trẻ gạt bỏ suy nghĩ lo lắng, thư giãn trước khi đi ngủ.

- Tăng cường ăn các thức ăn tốt cho giấc ngủ như: mì ống, ngũ cốc, bánh mì.

- Bố mẹ nên trò chuyện để con được chia sẻ những áp lực, căng thẳng trong học tập và cuộc sống.

- Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc cho con sử dụng các sản phẩm có tác dụng tăng cường lưu thông máu não như Hoạt huyết Bổ máu Đại Bắc.

Hoạt huyết bổ máu Đại Bắc là sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ 8 thảo dược quý gồm: tinh chất cao bacopa, đương quy, cao bạch quả, xuyên khung, và đan sâm, sinh địa và ích mẫu.

Hoạt huyết bổ máu Đại Bắc

Thành phần thảo dược an toàn, vừa bổ máu, vừa tăng cường lưu thông máu tốt, cải thiện chất lượng máu và tuần hoàn máu não. Từ đó, cải thiện các triệu chứng suy giảm trí nhớ, chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, tê bì, nhức mỏi chân tay. Đồng thời sản phẩm còn có tác dụng dưỡng tâm - an thần, tạo giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Hoạt huyết bổ máu Đại Bắc có bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Tìm hiểu thêm về sản phẩm Hoạt huyết bổ máu Đại Bắc: Tại Đây

3.2. Những điều không nên làm

Những điều không nên làm để cải thiện chứng mất ngủ cho trẻ dậy thì là:

- Không nên cho trẻ ngủ nhiều ban ngày.

- Tránh để trẻ uống cà phê, trà, thuốc lá, rượu vào chiều tối hoặc sát giờ đi ngủ. 

- Tránh ăn quá no, ăn thức ăn nhiều chất béo, giàu năng lượng vào gần giờ đi ngủ.

- Không nên nghe nhạc quá to, xem phim hoặc đọc sách gây phấn kích và xúc động mạnh.

- Tránh căng thẳng, lo lắng và suy nghĩ nhiều trước giờ đi ngủ.

- Hạn chế trẻ dùng điện thoại và các thiết bị điện tử gần giờ đi ngủ. 

- Không lắp hệ thống trò chơi điện tử hoặc tivi trong phòng ngủ của trẻ.

- Bố mẹ cần tránh tạo áp lực và kỳ vọng quá lớn lên con.

- Hạn chế trẻ dùng điện thoại và các thiết bị điện tử gần giờ đi ngủ.

Tuổi dậy thì mất ngủ nên làm thế nào để khắc phục?

Cha mẹ hoàn toàn có thể khắc phục chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì của trẻ bằng cách hình thành cho trẻ những thói quen tốt và hạn chế các thói quen xấu.Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị phù hợp. 

Tìm hiểu thêm về cách tăng cường trí nhớ cho học sinh: https://hoathuyetbomau.vn/tang-cuong-tri-nho-cho-hoc-sinh.html

Thảo Nhi
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại