Thứ bảy, 20/04/2024 | 16:15
RSS

Từ vụ bé trai 33 ngày tuổi bị sát hại: Từ A-Z về bệnh trầm cảm sau sinh, mẹ bầu nào cũng đừng bỏ qua

Thứ tư, 14/06/2017, 15:06 (GMT+7)

Trầm cảm sau sinh là bệnh mô tả một loạt những biểu hiện suy giảm về tinh thần lẫn thể chất, xảy ra với một số sản phụ trong thời kỳ hậu sản.

Triệu chứng bệnh trầm cảm sau sinh có thể xuất hiện vài ngày hoặc thậm chí vài tuần sau sinh và có thể xảy ra sau bất cứ lần sinh nào. Tùy từng trường hợp, bệnh có thể giảm dần trong trong một khoảng thời gian ngắn, những cũng có không ít sản phụ phải mất thời gian điều trị khá dài.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chị em sau khi sinh rơi vào tình trạng stress nặng. Từ việc không được quan tâm chăm sóc, chưa chuẩn bị tâm lý sẵn sàng làm mẹ, hoàn cảnh khó khăn hoặc đã từng bị sảy thai, đến nguyên do gia đình có người có tiền sử về thần kinh…

Sau khi “vượt cạn” một số bà mẹ mắc chứng trầm cảm nhẹ thường chỉ có tâm trạng đau buồn, suy sụp, tự ti. Nhưng cũng có một số trường hợp biểu hiện mức độ nguy hiểm như có ý tưởng muốn tự sát hoặc những hành động sát hại chính con mình.

Bởi khi mắc trầm cảm người mẹ mất khả năng chăm sóc trẻ an toàn không điều trị kịp thời diễn biến bệnh càng xấu hơn, không kiểm soát được hành vi.

trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là căn bệnh đáng báo động và thường gặp trong xã hội ngày nay

Triệu chứng điển hình của trầm cảm sau sinh

Các triệu chứng của bệnh trầm cảm có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào đó trong năm đầu sau sinh, bao gồm các triệu chứng thường gặp sau:

1. Mất ngủ : khó vào giấc ngủ, hay thức giấc giữa đêm không ngủ được nữa, hoặc thức dậy từ 2 - 3 giờ sáng kèm theo bồn chồn khó chịu (có khi ngủ nhiều quá mức).

2. Chán ăn : ăn ít, ăn không ngon, không thích ăn, sợ ăn (có khi ăn nhiều quá mức), không ăn, sút cân.

3. Ngại giao tiếp với người khác, trở nên ít nói bất thường, lười vận động.

4. Cảm thấy bốn chồn lo âu, đứng ngồi không yên, đau đầu, đau mỏi toàn thân, đau ngực, táo bón, sợ lạnh.

5. Cảm thấy mệt mỏi, suy nghĩ chậm chạp, buồn rầu, mất hứng thú làm việc, mất hứng thú giải trí hàng ngày (thể thao, xem tivi, sách báo, phim...). Cảm thấy xung quanh buồn rầu ảm đạm, thời gian kéo dài lê thê.

6. Bi quan lo lắng về tương lai cho bản thân và gia đình, sợ điều xấu xảy ra cho bản thân và gia đình.

7. Nghĩ rằng mình không xứng đáng với bản thân và xung quanh. Cho rằng mình phạm nhiều khuyết điểm, tội lỗi, không muốn tiếp xúc với ai.

8. Nghĩ rằng mình không xứng đáng được ăn, không xứng đáng được sống, cho rằng mình là gánh nặng cho mọi người.

9. Có ý nghĩ chết chóc, muốn tự sát bằng thuốc ngủ, treo cổ, nhảy lầu, đâm vào xe... hay đã có lần tự sát.

10. Giảm khả năng tập trung, do dự và giảm hay rất thèm muốn quan hệ tình dục.

tram cam sau sinh

Dấu hiệu trầm cảm sau sinh thường rất dễ bị bỏ qua

Cách điều trị bệnh trầm cảm

Bạn tránh cảm giác chán đời, bạn nên cố gắng đừng để cho mình quá rảnh rỗi; nên tạo cơ hội cho mình bận rộn bằng việc gia chánh, thêm việc ở cơ quan hoặc học thêm… Cũng rất nên đi chơi, giải trí với loại hình nghề thuật mà mình không chán.

Đừng bỏ qua cơ hội, và hơn hết là nên cố gắng thu xếp tham gia những hoạt động tập thể ở cơ quan để tiếp xúc với đồng nghiệp, tạo niềm vui mới… Trong sinh hoạt cộng đồng, bạn sẽ thấy mình có ích cho người khác, được người khác quý mến.

1. Bạn hãy lấy một tờ giấy trắng, kẻ một đường dọc chia đôi. Bên trái hãy viết tất cả những gì bạn lo lắng thành từng mục một. Bên phải là những nguyên nhân gây ra cảm giác đó. Chẳng hạn ngủ trằn trọc. Nguyên nhân: Tôi vẫn nghĩ đến việc...Hãy nêu luận điểm chứng cớ cho thấy tại sao như vậy là không đúng và hãy viết chúng ra.

2. Để thay đổi những việc ưu tiên làm, hãy nghĩ ra mục tiêu mới, lý thú, nhưng có thể thực hiện được. Chẳng hạn ngày nghỉ đi thăm bạn gái ở thành phố khác hay mua một bộ quần áo thể thao Hãy mô tả cụ thể từng bước thực hiện một.

3. Trầm cảm lúc đổi mùa, chính là thời điểm bạn cần bắt đầu mọi việc từ đầu. Hãy thay đổi trình tự công việc : bắt đầu đến bể bơi, bổ sung thêm khoản đi bộ vào buổi tối bất chấp mưa hay nắng...

4. Mỗi ngày hãy tạo cho bản thân và người nhà một niềm vui nho nhỏ: mua vé đi xem phim, tặng một cuốn sách mới, làm đầu mới, món ăn mới...

5. Ngày nghỉ hãy ngủ thêm một chút, tắm bằng nước lá thơm, đi làm đầu...

6. Hãy thay đổi một điều gì đó trong căn hộ : kê lại đồ gỗ thay rèm cửa, thay thảm, đặt lại chậu hoa cảnh...

7. Từ tối hôm trước hãy chuẩn bị kế hoạch chi tiết cho ngày hôm sau, cố gắng để có những khoảng thời gian rỗi.

8. Hãy mời bạn thân đi tiệm cà phê hay về nhà, hãy tâm sự hết những nỗi niềm của mình, thậm chí hãy cùng khóc cho đến khi bật cười.

9. Hãy nhớ rằng có khi bạn uống một số loại thuốc cũng gây ra tâm trạng vui buồn thất thường, ví dụ như thuốc ngừa thai. Có thể nên thay thế bằng loại thuốc khác. Nếu những biện pháp đó không có tác dụng thì hãy đến gặp bác sỹ liệu pháp tâm lý.

10. Về dinh dưỡng vào lúc giao mùa, hãy bổ sung vitamin tránh chế độ ăn nghèo calo, đồ béo, đồ ngọt, không uống chè và cà phê đặc...

Trường hợp của bạn, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ xem đau đầu do nguyên nhân gì và bạn thực hiện cách làm việc và nghỉ ngơi hợp lý nhé.

bệnh trầm cảm sau sinh

Những lưu ý trong điều trị bệnh trầm cảm

*Bền bỉ khi điều trị

Khi mắc bệnh trầm cảm, bạn sẽ không thể điều trị khỏi ngay được. Bởi các loại thuốc chống trầm cảm có thể không có hiệu lực trong vòng 4-6 tuần đầu sau khi sử dụng. Thậm chí, trong một số trường hợp, một số loại thuốc có thể không có tác dụng và bạn cần phải thử thay thế bằng một loại thuốc khác. Tuy nhiên, bạn đừng tuyệt vọng nhé.

* Dùng thuốc theo chỉ dẫn

Bạn nên có thói quen uống thuốc tại cùng một thời điểm trong ngày. Như vậy, bạn sẽ cảm thấy dễ nhớ hơn việc uống thuốc không có giờ giấc hoặc cùng với các hoạt động khác như đánh răng, ăn sáng… Hãy chắc chắn, bạn không bao giờ bỏ lỡ một liều thuốc nào và sử dụng theo đúng liều lượng mà bác sỹ đã chỉ dẫn.

* Không ngừng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sỹ

Nếu bạn cần ngừng uống một loại thuốc điều trị trầm cảm nào đó vì bất cứ lý do nào hãy thông báo với bác sỹ để họ có thể giảm dần liều lượng cho bạn. Nếu bạn dừng thuốc đột ngột, bạn có thể gặp tác dụng phụ của thuốc ghé thăm. Ngoài ra, ngừng thuốc đột ngột cũng có thể khiến bạn bị trầm cảm trở lại.

* Thay đổi lối sống

Để điều trị thành công, bạn cần phải thay đổi lối sống của mình bằng việc ăn nhiều những thực phẩm lành mạnh, ăn nhiều trái cây và rau quả - những thực phẩm ít đường và ít chất béo. Ngoài ra, bạn nên chú ý để có được một giấc ngủ ngon ban đêm.

Một số nghiên cứu còn cho thấy, hoạt động thể chất có thể giúp giảm bớt các triệu chứng trầm cảm. Hãy thử đi bộ quanh khu phố với người bạn một tuần 1,2 buổi và sau đó tăng số buổi đi bộ lên hầu hết các ngày trong tuần.

* Giảm căng thẳng trong công việc

Nếu như những công việc ở nhà hay ở cơ quan đang quá tải với bạn, đừng ngần ngại yêu cầu sự chia sẻ, trợ giúp từ người thân, đồng nghiệp. Đừng để áp lực công việc lại biến nguy cơ trầm cảm của bạn trầm trọng thêm.

* Hãy trung thực khi điều trị bệnh

Để nhận biết và đến bác sỹ điều trị bệnh trầm cảm không phải là 1 điều dễ dàng đối với những người bị trầm cảm. Nhưng nếu bạn không trung thực thì quá trình trị liệu sẽ dài và không thành công.

Nếu bạn nghi ngờ về quá trình trị liệu hoặc phương pháp trị liệu của bạn, đừng giấu bác sỹ. Bác sỹ sẽ cùng với bạn tạo ra một phương pháp điều trị mới để việc điều trị đúng hướng.

* Không bao giờ tuyệt vọng

Có thể bạn cảm thấy tuyệt vọng ngay trong quá trình điều trị vì cảm thấy dường như không bao giờ bệnh trầm cảm sau sinh có thể tốt hơn được. Tuy nhiên, cảm giác đó sẽ khiến cho triệu chứng tình trạng bệnh hiện nay của bạn tồi tệ. Hãy tự cho mình thêm thời gian và chăm chỉ điều trị, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn.

T.N (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN