Tìm hiểu nhiệt miệng nên uống vitamin gì
MỤC LỤC:
Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Nhiệt miệng thiếu vitamin gì, nhiệt miệng nên uống vitamin gì?
Cách bổ sung vitamin cho người bị nhiệt miệng
Nước ngậm răng miệng thảo dược – hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt
Để biết nhiệt miệng có phải do thiếu vitamin không và nhiệt miệng nên uống vitamin gì, trước hết cần hiểu rõ nguyên nhân nào gây nhiệt miệng.
Nhiệt miệng là những vết loét nhỏ và nông, xuất hiện ở các mô mềm trong má, môi, nướu và bên dưới lưỡi. Ban đầu, nhiệt miệng chỉ là những đốm trắng sau phát triển to dần, hơi mọng nước và gây cảm giác đau nhẹ, khó chịu. Phần lớn, người bị nhiệt miệng đều gặp khó khăn quá trình ăn uống và nói chuyện.
Các nguyên nhân gây nhiệt miệng như:
Thường xuyên ăn đồ cay, nóng gây nóng trong người, bỏng miệng và tổn thương vùng niêm mạc miệng.
Chăm sóc răng miệng sai cách, vô tình gây tổn thương ở vùng niêm mạc như: Đánh răng quá mạnh, lạm dụng sản phẩm chăm sóc răng miệng như Sodium lauryl sulfate...
Cơ thể thiếu hụt vitamin và dưỡng chất cần thiết gây ra tình trạng lở miệng, lở môi, nhiệt miệng và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Vitamin là dưỡng chất vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể cũng như duy trì sự sống.
Khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin có thể phát sinh nhiều vấn đề về sức khỏe trong đó có nhiệt miệng.
Vậy, nhiệt miệng thiếu vitamin gì?
Vitamin C
Vitamin C là dưỡng chất thiết yếu với khả năng tạo lá chắn từ bên trong cho cơ thể. Khi bị thiếu hụt vitamin C, cơ thể sẽ giảm sức đề kháng, mệt mỏi và kiệt sức. Lúc này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập và gây ra nhiều vấn đề trong khoang miệng, trong đó có nhiệt miệng.
Nếu không bổ sung vitamin C kịp thời, vết loét sẽ ngày càng nặng và khó lành hơn.
Nhiệt miệng nên bổ sung vitamin C
Vitamin PP
Vitamin PP còn được gọi là vitamin B3. Đây là thành phần chính của hai coenzym tham gia vào quá trình vận chuyển hydro trong phản ứng oxy hóa khử. Vitamin PP đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp và phân hủy acid béo, glucid, chuyển hóa cholesterol cũng như nhiều hợp chất khác.
Vì thế, cơ thể khi thiếu vitamin PP sẽ rơi vào tình trạng suy nhược, tăng nguy cơ bị viêm da, viêm lưỡi và nhiệt miệng. Thậm chí, người thiếu vitamin PP có thể bị rối loạn tiêu hóa, rối loạn tâm thần…
Thiếu vitamin PP dễ bị nhiệt miệng
Vitamin B2
Thiếu hụt vitamin B2 cũng là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh bị nhiệt miệng. Vitamin B2 có vai trò quan trọng như: Chuyển hóa chất đạm, chất béo thành năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể, hỗ trợ kiểm soát các phản ứng chuyển hóa của tế bào.
Do đó, khi cơ thể thiếu vitamin B2 sẽ biểu lộ các dấu hiệu điển hình như: Viêm lưỡi, viêm lợi, đau nhức răng, vết thương lâu lành…
Thiếu vitamin B2 cũng dễ gây nhiệt miệng
Sau khi đã biết nhiệt miệng uống vitamin gì, nhưng nhiều trường hợp dù đã bổ sung rất nhiều vitamin nhưng vẫn bị nhiệt miệng.
Nguyên nhân có thể là do chưa bổ sung đúng loại vitamin và bổ sung không đúng cách. Dưới đây chính là 2 cách phổ biến bổ sung vitamin đầy đủ và đúng cách:
Tăng cường vitamin qua thực phẩm hàng ngày
Cách bổ sung vitamin ngăn ngừa nhiệt miệng hiệu quả, dễ áp dụng nhất đó là qua các thực phẩm bạn ăn, uống mỗi ngày. Điều này không chỉ hỗ trợ cải thiện tình trạng nhiệt, loét miệng mà còn tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tái phát.
Thực đơn hàng ngày đầy đủ các loại thực phẩm như: Rau xanh, trái cây, thịt, cá, trứng, sữa,... là gợi ý giúp bạn bổ sung đầy đủ các loại vitamin.
Theo đó, bạn có thể tăng cường một số loại vitamin cần thiết thông qua những thực phẩm như sau:
Vitamin B2: Có nhiều trong các loại thịt, cá, trứng, sữa, gan động vật, pho mát, yến mạch, rau bina, hạnh nhân, súp lơ xanh...
Vitamin B3: Bạn có thể bổ sung vitamin B3 bằng một số thực phẩm như lúa mì, khoai tây, lạc, quả bơ, gạo lứt, thịt bò, thịt gà,...
Vitamin B7: Các loại chứa nhiều vitamin B7 gồm có đậu nành, cà rốt, quả óc chó, bánh mì, các loại cá (cá ngừ, cá trích,...),...
Vitamin B12: Có nhiều trong gan động vật, cua, trai, cá hồi, chế phẩm từ sữa và ngũ cốc nguyên hạt,...
Vitamin C: Loại vitamin này có trong các loại rau củ quả họ cam, chanh, dâu tây, kiwi, ớt chuông...
Tăng cường vitamin qua thực phẩm ăn uống mỗi ngày
Bổ sung vitamin bằng thực phẩm chức năng
Bên cạnh việc tăng cường vitamin qua các thực phẩm thì bạn có thể bổ sung vitamin bằng một số loại thực phẩm chức năng (hay còn gọi là thực phẩm bảo vệ sức khỏe). Đặc biệt, đối với những người hấp thụ vitamin kém thì nên uống thêm các loại vitamin cần thiết. Điều này sẽ giúp cải thiện triệu chứng nhiệt miệng cũng như tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe toàn diện.
Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc nhiệt miệng thiếu vitamin gì. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn biết cách bổ sung vitamin phù hợp giúp ngăn ngừa và điều trị nhiệt miệng hiệu quả.
Bên cạnh việc bổ sung vitamin, người bị nhiệt miệng cũng nên chú ý chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt hơn, như:
Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần đánh răng tối thiểu 2 phút
Chải kỹ các bề mặt răng
Cạo lưỡi để làm sạch lưỡi
Dùng nước ngậm răng miệng thảo dược sau khi đánh răng để giảm viêm loét miệng do nhiệt, bảo vệ răng miệng toàn diện.
Khác với các loại nước súc miệng thông thường, khi sử dụng nước ngậm răng miệng cần thời gian ngậm dung dịch trong miệng lâu hơn (khoảng 5-10 phút). Trong quá trình ngậm, thi thoảng súc nhẹ để dung dịch len lỏi sâu trong khoang miệng.
Sau khi nhổ bỏ, có thể thấy chút gợn, cặn. Đó là chất nhầy bám vào răng, niêm mạc miệng, lợi được tẩy sạch. Trong quá trình ngậm, nếu nuốt phải một chút cũng không độc hại gì do dung dịch có chiết xuất từ thảo dược như huyền sâm, cam thảo nam, lá lấu, xuyên tiêu…
Nước ngậm răng miệng thảo dược hỗ trợ ngăn ngừa, làm giảm viêm loét miệng do nhiệt và giảm nhanh đau rát do viêm loét miệng do nhiệt; bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho.
Nước ngậm răng miệng thảo dược hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo lựa chọn.
NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT Thành phần: |