Thứ sáu, 22/11/2024 | 01:42
RSS

Tư vấn “lấy cao răng bị ê buốt phải làm sao?”

Thứ năm, 31/03/2022, 09:22 (GMT+7)

Lấy cao răng bị ê buốt khiến nhiều người e ngại, thậm chí sợ hãi không dám đến phòng khám nha khoa. Dược Phẩm Nhất Nhất tư vấn một số nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

Lấy cao răng bị ê buốt

Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục khi lấy cao răng bị ê buốt

Câu hỏi: Chào chuyên gia! Em lấy cao răng bị ê buốt khó chịu quá! Em có dùng được nước ngậm răng miệng không? (Hải Hà, 24 tuổi, Bắc Ninh)

Dược Phẩm Nhất Nhất giải đáp:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Dược Phẩm Nhất Nhất. Để giải đáp được thắc mắc của bạn, trước tiên cần hiểu tại sao lấy cao răng bị ê buốt và có biện pháp nào giúp khắc phục hay không.

Tìm hiểu cao răng là gì?

Cao răng hay còn gọi là vôi răng là một chất cặn cứng của các muối vô cơ do canxi carbonat và phosphate phối hợp với chất cặn mềm là mảnh vụn thức ăn, vi khuẩn,... lắng đọng lại, bám cứng chắc trên bề mặt răng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, vi khuẩn chiếm 70% trọng lượng của mảng bám, nghĩa là chỉ với 1mg mảng bám, có kích thước đầu tăm đã có tới 1 tỷ vi khuẩn trong đó.

Khi mảng bám mới hình thành, mảng bám còn mềm và có thể làm sạch bởi bàn chải đánh răng hoặc chỉ nha khoa, nhưng nếu để nó tồn tại lâu ngày, mảng bám sẽ khó có thể làm sạch, buộc phải đến nha khoa để xử lý. Vì vậy, mọi người nên vệ sinh răng miệng ngay sau khi ăn khoảng 15 - 30 phút, bởi nếu không, răng sẽ được phủ một lớp màng mỏng bám trên bề mặt và cứ thế lớp cao răng dần tích tụ dày hơn.

Lấy cao răng bị ê buốt

Cao răng hình thành bám chắc trên thân răng

Nguyên nhân lấy cao răng bị ê buốt

Lấy cao răng định kỳ là một trong những biện pháp chăm sóc răng miệng cần thực hiện định kỳ. Lấy cao răng giúp loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn cứng đầu xung quanh răng mà không làm ảnh hưởng đến men răng. Nó giúp răng chắc khỏe, đảm bảo thẩm Mỹ và hạn chế mắc các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, hôi miệng…

Mặc dù lấy cao răng an toàn, ít biến chứng, không gây đau nhức, tuy nhiên cũng có một số trường hợp bị ê buốt khi lấy cao răng và sau khi lấy cao răng.

  • Trường hợp cao răng tích tụ quá nhiều, lan sâu xuống nướu

Đối với trường hợp này, cao răng đã hình thành từ lâu, tích tụ thành mảng bám dày và cứng trên thân răng, lan sâu xuống nướu, chỉ đánh răng và súc miệng không thể loại bỏ được lớp cao răng cứng chắc này mà phải thực hiện lấy cao răng. Do cao răng đã lan xuống dưới nướu, nên để loại bỏ sạch lớp mảng bám này, nha sĩ cần phải thực hiện thủ thuật tác động xuống nướu, vì vậy sau khi lấy cao răng xong, bạn sẽ cảm thấy ê buốt trong một thời gian ngắn.

  • Trường hợp mắc bệnh răng miệng

Người đang bị viêm nướu, viêm nha chu cấp tính thường được khuyên không nên lấy cao răng ngay, mà cần chờ tình trạng viêm răng đỡ mới được thực hiện. Nguyên nhân chính là do khi thực hiện lấy cao răng ở các trường hợp này có thể sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu và gây ê buốt răng trong một thời gian dài.

  • Trường hợp răng nhạy cảm

Tình trạng ê buốt sau khi lấy cao răng cũng thường xuyên xảy ra với những người có răng nhạy cảm, men răng bị mòn, nền răng yếu. Tình trạng này có thể chỉ diễn ra trong vài tiếng, nhưng cũng có thể kéo dài vài ngày tùy theo mức độ răng nhạy cảm của từng người.

  • Do kỹ thuật lấy cao răng

Kỹ thuật lấy cao răng cũng là một trong những yếu tố có thể khiến răng bị ê buốt hay không. Nếu lực tay của nha sĩ khi thực hiện lấy cao răng quá mạnh có thể khiến men răng và lợi bị tổn thương, gây ê buốt răng. Vì vậy, nên thực hiện lấy cao răng ở những cơ sở nha khoa hoặc đơn vị y tế uy tín.

Lấy cao răng bị ê buốt

Kỹ thuật lấy cao răng không tốt cũng có thể làm ê buốt răng

Lấy cao răng bị ê buốt phải làm sao?

Để khắc phục tình trạng ê buốt sau khi lấy cao răng, bạn có thể thực hiện những phương pháp sau:

1. Áp dụng biện pháp dân gian

Có thể sử dụng một số phương pháp dân gian để răng đỡ ê buốt như dùng nghệ bằng cách trộn nghệ vào nước thành 1 hỗn hợp sền sệt và thoa vào nướu.

2. Lưu ý khi ăn uống

  • Không ăn uống đồ lạnh, các loại nước để lạnh, đồ ăn nóng, chua… ngay sau khi lấy cao răng.
  • Tuyệt đối không uống nước có gas ngay sau khi lấy cao răng vì nó có thể làm hại men răng.
  • Hạn chế dùng các loại thực phẩm có màu như chocolate, cafe, cà ri, thuốc lá… vì chúng có thể khiến răng vàng ố nhanh.

3. Lưu ý khi vệ sinh răng miệng

  • Nên đánh răng ngay sau khi ăn khoảng 15 phút và chải răng nhẹ nhàng, đúng cách.
  • Nên sử dụng các loại kem đánh răng hỗ trợ giảm ê buốt răng hoặc kem đánh răng dùng cho răng nhạy cảm. Trong các loại kem đánh răng này thường có chứa hoạt chất làm ngà răng (nằm bên dưới lớp men răng) kém thẩm thấu hơn, giúp bảo vệ dây thần kinh trong răng và làm giảm bớt tình trạng ê buốt.
  • Dùng nước ngậm răng miệng sau khi đánh răng để hỗ trợ làm sạch răng miệng tối ưu, hạn chế răng ê buốt, nhạy cảm.

Lấy cao răng bị ê buốt

Vệ sinh răng miệng cẩn thận để hạn chế các bệnh răng miệng

Nước ngậm răng miệng – giải pháp cho răng ê buốt, nhạy cảm

Nước ngậm răng miệng khác với nước súc miệng thông thường. Khi dùng nước ngậm răng miệng, cần ngậm dung dịch khoảng 5-10 phút. Trong thời gian này, thỉnh thoảng súc nhẹ để dung dịch len lỏi sâu trong khoang miệng, giúp hỗ trợ làm sạch răng miệng tối ưu, hỗ trợ sát khuẩn, ngăn ngừa và làm giảm viêm nhiễm răng miệng, chảy máu chân răng, răng lung lay, răng nhạy cảm, ê buốt.

Mỗi ngày ngậm 1-2 lần sau đánh răng, sau khi nhổ nước ngậm đi thì không ăn, uống hay súc miệng bằng bất kỳ dung dịch nào khác trong 20 phút để nước ngậm phát huy tối đa hiệu quả.

Với phần tư vấn trên, hy vọng bạn đã hiểu lý do lấy cao răng bị ê buốt và có giải pháp giúp khắc phục tình trạng của mình.

Chúc bạn luôn khỏe!

NƯỚC NGẬM RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT

Lấy cao răng bị ê buốtBảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện, làm sạch răng miệng, khử mùi hôi, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh viêm nhiễm về đường răng miệng, cho hơi thở thơm tho.

Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

Lan Anh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại