Theo tạp chí National Interest, nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump can thiệp quân sự vào Triều Tiên, lực lượng của Mỹ sẽ cần cẩn trọng hơn với mạng lưới phòng không của Triều Tiên do nó có thể nguy hiểm hơn nhiều so với những gì mọi người nghĩ.
“Triều Tiên có các hệ thống tên lửa của Liên-xô như S-75, S-125, S-200 và Kvadrat, đều ở trong tình trạng sử dụng được tốt. Họ cũng từng tự sản xuất S-75 và thậm chí đã nâng cấp hệ thống này.
Ngoài ra, từ năm 2010, Triều Tiên cũng bắt đầu đưa vào sử dụng một hệ thống tên lửa đất đối không nội địa mới mà Mỹ và Hàn Quốc gọi là KN-06”, Vasily Kashin, chuyên gia về các vấn đề châu Á ở trường cao học kinh tế Moscow, cho hay.
Hiện vẫn chưa rõ có bao nhiêu tổ hợp KN-06 đã được sản xuất nhưng ông Kashin cho rằng, khả năng của nó có thể ngang bằng những phiên bản đời đầu của S-300 do Nga chế tạo. Nhiều nguồn tin từ Hàn Quốc từng cho biết, KN-06 đã được thử nghiệm thành công và có tầm bắn 150km.
Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Pukkuksong của Triều Tiên tham gia diễu binh ngày 15/4. Ảnh: TTXVN
“Nhìn chung, có một sự đánh giá thấp về khả năng công nghiệp của Triều Tiên trên toàn thế giới Như những gì tôi được biết, họ đã sản xuất được nhiều công cụ máy tính hóa, robot công nghiệp, sợi cáp quang, nhiều chất bán dẫn, ô-tô, đồ điện và nhiều thứ khác.
Như vậy, có thể phán đoán rằng, khả năng của Triều Tiên hiện nay sánh ngang được với Liên-xô của những năm 1970 và 1980, đó là còn chưa kể đến việc Bình Nhưỡng có sự hợp tác bí mật với Iran”, ông Kashin nhấn mạnh.
Sức mạnh thực sự của Triều Tiên là vô cùng bí ẩn. Ảnh: Internet
Những khác biệt quan trọng nhất giữa Triều Tiên và Syria là gì?
Syria được cho là mới đang tìm cách sở hữu vũ khí hạt nhân, trong khi năng lực vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đã thuần thục hơn trong những năm gần đây.
Bình Nhưỡng đã tiến hành 5 vụ thử hạt nhân và tuyên bố thu nhỏ thành công đầu đạn hạt nhân, dù những tuyên bố như vậy chưa từng được kiểm chứng độc lập.
Triều Tiên cũng trải qua một loạt thất bại trong các vụ phóng thử tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan hồi năm ngoái, nhưng các chuyên gia quân sự tin rằng, họ đã rút được bài học từ những thất bại đó và có thể phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân phóng tới Mỹ trong vòng 4 năm tới - ngay trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump.