Theo định nghĩa của chức Y Tế thế giới (WHO), probiotics (hay lợi khuẩn) là những vi sinh vật còn sống, khi đưa vào cơ thể một lượng đầy đủ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người.
Trong đường ruột của con người có hàng tỷ vi khuẩn “chung sống hòa bình” với nhau, với tỷ lệ 85% lợi khuẩn, 15% hại khuẩn. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân gây mất cân bằng tỷ lệ này, như ăn uống không khoa học, dùng kháng sinh dài ngày…
Probiotics là những vi khuẩn có lợi với hệ tiêu hóa
Hệ vi sinh đường ruột bị rối loạn sẽ gây ra hàng loạt vấn đề như: đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu, không muốn ăn, tiêu chảy, táo bón, phân sống…
Bổ sung lợi khuẩn nhằm thiết lập lại hệ cân bằng hệ vi sinh đường ruột đã được nghiên cứu và chứng minh giúp giảm tình trạng này, đặc biệt là với tình trạng tiêu chảy do dùng kháng sinh dài ngày.
Thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn xấu gây bệnh mà còn giết luôn cả những lợi khuẩn tốt. Hệ quả là hệ cân bằng vi sinh đường ruột bị rối loạn, dẫn tới các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, điển hình là tiêu chảy. Bổ sung lợi khuẩn sẽ giúp cân bằng lại hệ vi sinh, giảm và ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy.
Ngoài ra, bổ sung lợi khuẩn đủ lượng còn giúp ức chế vi khuẩn xấu sinh sôi, phát triển nhiều. Nhờ vậy sẽ giúp phòng ngừa được nhiều căn bệnh đường tiêu hóa khác.
Các nhà khoa học còn nhận thấy rằng, trong ruột non, lợi khuẩn kích thích cơ thể tiết ra các enzyme tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Do đó sẽ tăng khả năng hấp thu của cơ thể.
Không chỉ có lợi với hệ tiêu hóa, bổ sung lợi khuẩn còn được chứng minh là giúp tăng cường hệ miễn dịch. Bởi có đến 70-80% mô miễn dịch nằm trong đường tiêu hóa. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Probiotic có hiệu quả đặc biệt tới sức khỏe tiêu hóa
Sữa chua là một trong những thực phẩm giàu probiotics được nhiều người dùng nhất. Nếu muốn tiêu hóa tốt hơn, bạn nên ăn sữa chua mỗi ngày.
Không chỉ giàu probiotics, sữa chua còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như protetin, vitamin A,B,D, canxi…
Kimchi – một món ăn của Hàn Quốc – đã nổi tiếng trên toàn thế giới. Món ăn này được làm bằng cách lên men cải thảo, bột ớt và một số gia vị đặc biệt khác,
Nhờ quá trình lên men nên kimchi rất giàu lợi khuẩn, tốt cho hệ tiêu hóa.
Kimchi rất giàu lợi khuẩn, tốt cho hệ tiêu hóa
Ngoài kimchi, còn có rất nhiều loại rau củ lên men giàu lợi khuẩn mà bạn nên ăn như: dưa muối, củ cải muối, dưa chuột muối…
Rau củ lên men trong nước muối sẽ giúp phát triển các vi khuẩn có lợi và nấm men tốt cho tiêu hóa. Không chỉ vậy, rau củ lên men còn có hàm lượng calo khá thấp giúp bạn giảm cân.
Ít người biết rằng phô mai cũng là một trong những thực phẩm giàu lợi khuẩn.
Có một nhược điểm khi bổ sung lợi khuẩn qua thực phẩm ăn uống hàng ngày đó là: Số lượng lợi khuẩn vào đến ruột non không nhiều! Bởi, lợi khuẩn bình thường rất khó vượt qua “hàng rào” axit dạ dày, dịch vị…
Để khắc phục vấn đề này, các nhà khoa học đã tìm ra một phương pháp, đó là sản xuất lợi khuẩn ở dạng “bào tử”.
Bào tử lợi khuẩn chính là dạng ngủ đông của lợi khuẩn, dạng “kén” với nhiều lớp áo bảo vệ lõi bào tử. Nhờ có kén bảo vệ mà bào tử lợi khuẩn dễ dàng vượt qua được hàng rào tiêu hóa, vào đến ruột non, hút nước và nảy mầm thành lợi khuẩn bình thường.
Bào tử lợi khuẩn đã được nghiên cứu và đưa vào men vi sinh, tiêu biểu như men vi sinh Bio Vigor.
Bio Vigor có công thức nhượng quyền từ Mỹ sản xuất tại một nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO, giúp bổ sung lợi khuẩn, thiết lập lại hệ cân bằng vi sinh đường ruột, giảm các tình trạng rối loạn tiêu hóa.