Tin tức trong ngày 15/4, tỉnh Hòa Bình đã tiếp nhận và cách ly 84 công dân từ Hàn Quốc về khu cách ly vào tối ngày 14/4, trong đó có một phụ nữ đang mang thai.
Tại địa điểm cách ly tập trung Trung đoàn T14, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, thuộc tổ 14, phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình, lực lượng chức năng của tỉnh đã cấp phát khẩu trang, nước rửa tay, tờ rơi hướng dẫn cách phòng chống dịch Covid-19; khám sàng lọc; có phương án đảm bảo ăn, ở, sinh hoạt cho người được cách ly.
Ngày 14/4, Hòa Bình đã tiếp nhận và cách ly 84 công dân từ Hàn Quốc
Các đơn vị chức năng đã thực hiện đúng quy định của Bộ Y tế, 100% người ở trong khu cách ly sẽ được cơ quan y tế lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm nhanh Covid-19 tại chỗ, cũng như lập tờ khai báo y tế. Quá trình cách ly, các công dân sẽ được đo thân nhiệt hai lần/ngày và xét nghiệm Covid-19 hai lần trước khi hoàn thành cách ly đủ 14 ngày theo quy định.
Trong trường hợp phát hiện công dân có dấu hiệu nghi ngờ dương tính với virus SARS-CoV-2, sẽ chuyển ngay sang khu điều trị cách ly đặc biệt tại Khoa bệnh nhiệt đới của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Trong ngày hôm nay 15/4, theo dự kiến sẽ thống nhất giải pháp cách ly theo 3 nhóm địa phương tương ứng với 3 cấp độ: Nguy cơ cao, có nguy cơ và nguy cơ thấp.
Đây là kiến nghị của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 về việc tiếp tục thực hiện "cách ly xã hội" theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Cụ thể, theo đề xuất của nhóm các nhà khoa học chuyên tư vấn cho Ban chỉ đạo, nhóm các địa phương được dự báo là nguy cơ cao, cần tiếp tục áp dụng "cách ly xã hội". Hai nhóm còn lại sẽ thực hiện "nới lỏng".
Tuy nhiên cần thiết phải duy trì việc bắt buộc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tiếp xúc, cấm tụ tập đông người và chưa kinh doanh các dịch vụ vui chơi giải trí Các nhà khoa học đang xây dựng mô hình dự báo nguy cơ theo từng tỉnh, thành phố, để tiếp tục khoanh vùng dập dịch.
Nhắc đến sụp lún ở ĐBSCL, người dân thường nghĩ đến mùa mưa lũ, nhưng ở tỉnh Cà Mau, ngay trong thời điểm nắng hạn gay gắt, tình trạng sạt lở đất diễn ra nghiêm trọng.
Hàng nghìn điểm sụt lún tại Cà Mau
Trên toàn tỉnh Cà Mau hiện có hơn 1.143 điểm sụp lún đất, trong đó có 7 điểm trên đường do cấp tỉnh quản lý với tổng chiều dài khoảng 200m. Đối với đường giao thông nông thôn, có 1.136 điểm sụp lún với tổng chiều dài 24.704m. Trong đó, huyện Trần Văn Thời bị sụp lún nặng nề nhất với hơn 1.109 điểm, tiếp theo là thành phố Cà Mau và huyện U Minh.
Nguy hiểm nhất là tình trạng sụp lún ở đê biển Tây đoạn Đá Bạc - Kênh Mới với độ sâu từ 2 - 3m. Nếu không kịp thời gia cố trước mùa mưa bão, nước biển có thể tràn vào bên trong, gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân.