Thoái hóa khớp gối là tình trạng lão hóa hoặc tổn thương ở mức độ nặng
Thoái hóa khớp gối là tình trạng lão hóa hoặc tổn thương ở mức độ nặng nơi sụn khớp gối và xương dưới sụn. Kèm theo đó là các phản ứng sưng, viêm khớp gối, giảm dịch khớp dẫn đến sụn khớp hao mòn gây ra tình trạng cọ xát giữa xương đùi và xương chày, khiến bệnh nhân phải chịu những cơn đau buốt khi vận động, làm giới hạn vận động, biến dạng khớp gối, mất khả năng đi đứng bình thường.
Làm sao chẩn đoán thoái hóa khớp gối?
Để chẩn đoán, thầy thuốc khai thác diễn biến của bệnh, thăm khám khớp gối và toàn thân, chỉ định một số xét nghiệm như công thức máu, chụp X-quang khớp gối…
Người bệnh có đau ở mặt trước hoặc trong khớp gối, lạo xạo khi gấp duỗi, cứng khớp buổi sáng kéo dài dưới 30 phút, hạn chế vận động do đau (gây khó khăn khi đi lại, lên xuống cầu thang).
Khám tại khớp gối có dấu hiệu ấn đau hoặc sưng, hoặc kèm hạn chế vận động gấp duỗi, khớp gối lỏng lẻo do yếu dãn dây chằng khớp gối...
Người bị thoái hóa khớp gối khi khám tại khớp gối có dấu hiệu ấn đau hoặc sưng
Chụp X-quang có các dấu hiệu hẹp khe khớp, có gai ở thân xương và ở xương bánh chè, tăng đậm độ xương dưới sụn. Một số trường hợp có thêm hiện tượng vôi hóa ở gân kheo sau gây khó khăn khi đứng lên - ngồi xuống.
Trường hợp khó, thầy thuốc có thể chỉ định nội soi khớp, chụp MRI, khảo sát toàn diện về sụn khớp, dây chằng khớp, ứ dịch trong khớp… giúp chẩn đoán chính xác tình trạng và mức độ của bệnh.
Khớp gối bị thoái hóa gây đau nhức khiến người bệnh ngại di chuyển, chính điều này lại càng làm cho khớp trở nên kém linh động, máu lưu thông kém, các bộ phận như cơ, gân, dây chằng bị co cứng làm bệnh tăng nặng hơn. Do đó, với câu hỏi bị thoái hóa khớp gối thì có nên đi bộ không, các chuyên gia xương khớp khẳng định đi bộ là cần thiết nhưng phải đi đúng cách.
Khi bị thoái hóa khớp gối nên đi bộ chậm rãi, khoảng cách giữa hai lần bước chỉ nên là 1 hoặc 2 bàn chân
Khi đi bộ, người bệnh không nên sải bước quá dài, di chuyển với tốc độ nhanh sẽ tạo thêm áp lực lên phần khớp đang bị thoái hóa, khiến cho sụn và xương dưới sụn ở khớp gối vốn đã bị tổn thương lại càng tăng gánh nặng.
Thay vào đó, đi bộ chậm rãi, khoảng cách giữa hai lần bước chỉ nên là 1 hoặc 2 bàn chân. Mỗi ngày có thể đi từ 30 - 60 phút, nhưng nên chia đều khoảng thời gian ấy ra làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần đi khoảng 10 - 15 phút để tạo cơ hội cho khớp được nghỉ ngơi.
Đi bộ đúng cách, vừa sức sẽ giúp tăng cường sức mạnh đôi chân, xây dựng cơ bắp, duy trì cân nặng ở mức hợp lý từ đó có thể giảm được áp lực mà khớp gối đang phải gánh chịu, đồng nghĩa với việc đầu gối sẽ ít đau hơn.
Và nếu trong quá trình vận động, nhận thấy phần gối có những dấu hiệu bất thường như gia tăng mức độ đau nhức, đầu gối bị sưng, khó khăn hơn khi di chuyển… người bệnh nên dừng ngay việc đi bộ, sơ cứu bằng cách chườm lạnh vào đầu gối và tốt nhất hãy đến gặp chuyên gia để được hỗ trợ tốt nhất.
Khi có các dấu hiệu như trên, người bệnh cần đến thầy thuốc khám, chẩn đoán, tư vấn và hướng dẫn điều trị. Người bệnh cần được điều trị toàn diện, ngoài sử dụng thuốc, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, tập luyện đúng phương pháp tránh cứng khớp và teo cơ, chế độ ăn đầy đủ chất, bổ sung canxi và khoáng chất. Những trường hợp có thừa cân - béo phì cần được tư vấn và điều trị giảm cân, nếu giảm được 5kg, giúp giảm 50% nguy cơ khởi phát đau khớp gối.
Riêng YHCT, ngoài hướng dẫn điều trị chung như trên, người thầy thuốc cần phân tích thêm để nhận ra dấu hiệu nổi trội theo từng giai đoạn bệnh để đề ra cách chữa phù hợp.
Nếu do nhiễm phòng tà nổi trội (khi bị nhiễm lạnh, thời tiết thay đổi) gây đau chói buốt, sưng khớp gối, tê nặng 2 chân..., pháp trị tập trung khu phong, tán hàn, trừ thấp, hành khí, hoạt huyết thông kinh lạc giúp đưa tà khí ra ngoài, giảm đau sưng khớp.
Do lớn tuổi, công năng 2 tạng Can, Thận suy giảm (gây đau âm ỉ, kéo dài, cứng gân, đi lại khó khăn...), pháp trị tập trung vào bổ can thận, mạnh gân xương, giúp giảm đau cứng khớp, đi lại di chuyển dễ dàng.
Dựa vào pháp trị trên, Y học cổ truyền sử dụng nhiều phương pháp điều trị như dùng thuốc, và các phương pháp không dùng thuốc cũng rất chú trọng, gồm châm cứu - xoa bấm huyệt, tập luyện dưỡng sinh - khí công, tập Yoga và chế độ thực dưỡng phù hợp với bệnh.
Đông y có rất nhiều bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, những bài thuốc này đều chưa được nghiên cứu chứng minh cụ thể mà chủ yếu được sử dụng dựa theo kinh nghiệm.
Hiện nay, các nhà khoa học đã ghi nhận các sản phẩm Đông y thế hệ 2, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại dựa trên bài thuốc bí truyền được tiến hành nghiên cứu lâm sàng chứng mình tính an toàn và hiệu quả vượt trội. Sản phẩm Đông y có tác dụng bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp giúp hỗ trợ điều trị bệnh thoái hoá, vôi hoá, gai cột sống.
Người bệnh cần hạn chế đứng lâu, đi bộ nhiều, trong đợt đau cấp tính cần được nghỉ ngơi. Những động tác thể dục phù hợp là bơi và đạp xe đạp (giúp bệnh nhân tránh được tác động của trọng lượng đè nén lên khớp gối), thời gian trung bình 30 phút/ ngày.
Cần thiết đeo băng thun khớp gối khi vận động, đặc biệt ở những trường hợp có kèm dãn dây chằng khớp gối.
Chế độ ăn uống giàu canxi và khoáng chất, kiểm soát cân nặng, tập luyện thể thao phù hợp luôn luôn là điều cần thiết giúp phòng ngừa, điều trị và chống tái phát ở những người bệnh thoái hóa khớp gối.