Thứ bảy, 18/01/2025 | 17:18
RSS

Thời tiết mưa phùn, trở lạnh, cẩn thận với đau lưng, thoái hóa khớp

Thứ tư, 21/02/2018, 09:59 (GMT+7)

Thời tiết lạnh, ẩm thấp là điều kiện thuận lợi cho các chứng bệnh xương khớp như đau lưng, thoái hóa khớp, gây nhiều trở ngại cho bạn trong sinh hoạt thường ngày.

 thoái hóa khớp, mưa phùn
Các màng hoạt dịch và sụn khớp bị kích thích trong trời lạnh, mưa phùn dễ khiến bạn bị đau lưng, thoái hóa khớp. 

Khi chuyển mùa, trời trở lạnh, mưa phùn ẩm ướt, không khí lạnh dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua đường da, làm mạch máu co lại, thiếu máu nuôi dưỡng các vùng khớp. Các màng hoạt dịch và sụn khớp bị kích thích trong trời lạnh, dễ khiến bạn bị đau nhức. 

Nếu chứng đau nhức xương khớp không được chữa trị kịp thời, bạn sẽ dễ mắc các bệnh như đau lưng, thoái hóa cột sống, thắt lưng, khớp gối, khớp cổ chân.

 thoái hóa khớp, mưa phùn
Đau lưng cũng là một trạng thái đau cột sống rất phổ biến.

Các bệnh về xương khớp thường gặp

Thoái hóa khớp: Khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân… những khớp thường xuyên chịu lực nên có nguy cơ thoái hóa cao. 

Nguyên nhân thoái hóa khớp có thể do lão hóa, tật bẩm sinh, chấn thương, béo phì. Bệnh này cũng hay gặp ở người mắc bệnh tiểu đường và do thường xuyên lạm dụng sức chịu đựng của khớp.

Đau lưng: Là một trạng thái đau cột sống rất phổ biến. Đau lưng kéo dài từ vài ngày đến vài tuần gọi là đau lưng cấp tính, lâu hơn thì được coi là mãn tính. Dấu hiệu thường là đau cơ bắp, từ tay xuống chân, rất khó đứng thẳng, rất dễ tái phát.

Các chứng bệnh về xương khớp không chỉ sảy ra ở lứa tuổi trung niên và người già, mà trẻ em dưới 16 tuổi cũng dễ bị một số bệnh thấp khớp như đau nhức xương, viêm khớp mãn tính, thấp tim.

 thoái hóa khớp, mưa phùn
Việc tập luyện tốt sẽ giúp cơ thể kiểm soát lượng mỡ thừa, chống thừa cân béo phì gây tăng áp lực lên cơ xương khớp, nguy hiểm cho người bị bệnh.

Biện pháp phòng ngừa các bệnh xương khớp

Vào trời lạnh, thời tiết chuyển mùa, bạn nên chú ý nhất việc giữ ấm cho cơ thể, giữ ấm chân tay, đầu. Bạn nên tắm rửa bằng nước nóng, ở nơi kín gió, tránh cảm lạnh.

Khi có dấu hiệu đau nhức xương khớp, bạn cần làm nóng vùng xung quanh khớp bằng cách cạo gió, xoa bóp dầu. Làm như vậy, máu sẽ lưu thông dễ dàng để nuôi các khớp, giảm đau nhức.

Để bảo vệ xương khớp, chế độ ăn uống thích hợp cũng rất quan trọng. Các chất bạn cần tăng cường trong bữa ăn là canxi, vitamin C, D. Bạn có thể ăn nhiều cam, ớt, cà chua; uống nhiều sữa; ăn đậu tương. 

Cá hồi và các loại hạt, rau lá xanh cũng chứa axit béo omega-3 giúp giảm tình trạng viêm đau khớp cho bạn. Những người bị thấp khớp cần hạn chế ăn chất béo, hải sản hay các sản phẩm quá chua, quá mặn...

Bạn cũng không nên chú ý vận động thường xuyên, tránh ngồi một chỗ để không bị cứng khớp. Việc tập luyện tốt còn giúp cơ thể kiểm soát lượng mỡ thừa, chống thừa cân béo phì gây tăng áp lực lên cơ xương khớp, nguy hiểm cho người bị bệnh.

Nguyễn Diệp (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN