Thứ năm, 10/10/2024 | 18:42
RSS

Tiêu chuẩn cân nặng ở trẻ và 5 lý do con chậm tăng cân

Thứ ba, 26/05/2020, 10:59 (GMT+7)

Mặc dù càng ngày các ông bố bà mẹ tiến bộ đều biết rằng cân nặng không phải là thước đo duy nhất cho sự phát triển của con, tuy nhiên nếu thấy con mình quá chậm tăng cân thì phụ huynh nào cũng không khỏi lo lắng và tìm cách cải thiện. Những lý do thường gặp nhất dẫn đến việc trẻ chậm tăng cân là gì?

Sự kiện:
chậm tăng cân

Cân nặng và chiều cao của con được xét theo tiêu chuẩn nào?

Thông thường hàng năm, Tổ chức Y tế thế giới WHO sẽ dựa vào những nghiên cứu để công bố mức cân nặng và chiều cao của trẻ trung bình cần phải đạt được theo độ tuổi để đánh giá mức độ tăng trưởng. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, những con số này được các chuyên gia đánh giá lại để phù hợp với từng điều kiện khác nhau. Dưới đây là chi tiết chuẩn chiều cao (cm), cân nặng (kg) của trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi được bác sĩ Lê Quang Hào – Trung tâm Khám và tư vấn Dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Hà Nội chia sẻ. Bảng được dựa vào chuẩn tăng trưởng của WHO 2007 và hiện đang được áp dụng cho các bé Việt Nam cho tới khi có thông báo tiếp theo.

chậm tăng cânBảng cân nặng, chiều cao tham khảo cho bé từ sơ sinh đến 10 tuổi

Chiều cao, cân nặng của con nằm trong vùng TB là đạt tiêu chuẩn. Nếu thuộc khu vực +-2SD, cân nặng hay chiều cao của con được tính là cao hơn hay thấp hơn so với lứa tuổi.

Lưu ý mỗi bé có một thang riêng của mình nên nếu bạn có thấy con mình nằm ngoài số liệu trong bảng nhưng vẫn tăng theo đồ thị của bé và bé vui vẻ, khỏe mạnh thì cũng không cần phải lo lắng nhé.

Lý do khiến con chậm tăng cân

Có khá nhiều lý do dẫn đến chậm tăng cân của trẻ, tuy nhiên có thể kể đến 5 lý do rất thường gặp bao gồm:

1. Con sinh non 

Bé chào đời khi mẹ mang thai từ 34-37 tuần được coi là sinh non ở mức độ nhẹ và có thể gặp khó khăn trong việc bú sữa, vì thế mà cơ thể yếu ớt hơn và chưa phát triển được như trẻ sinh bình thường, khả năng ngậm, nuốt và hít thở khi bú sữa cũng gặp khó khăn. Các bé sinh non tốt nhất là nên duy trì bú sữa mẹ vì hệ tiêu hóa của bé rất yếu, chỉ có sữa mẹ mới có sẵn các men tiêu hóa giúp bé dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng.  Đối với trẻ sinh thiếu tháng mà khả năng bú, nuốt và thở của trẻ chưa hoàn chỉnh nên trẻ bú không đạt hiệu quả hoàn toàn được. Do đó, sau khi trẻ bú mẹ cần cho ăn thêm bằng ống tiêm nhỏ giọt hoặc muỗng (thìa).

chậm tăng cân
Bé sinh non sẽ thường chậm tăng cân hơn các bạn cùng trang lứa

2. Con mắc một số bệnh dẫn đến hấp thu kém

Một số bệnh thường gặp ở trẻ bao gồm:
  • Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh: Căn bệnh này sẽ khiến bé rất buồn ngủ và lười bú
  • Trào ngược dạ dày: Trẻ sơ sinh thường xuyên nôn sau khi bú không chỉ khiến làm mất một lượng sữa trong dạ dày mà axit từ dạ dày còn có thể gây kích thích cổ họng và thực quản, khiến bé gặp khó khăn khi bú.

Trong một số ít trường hợp, việc không tăng cân có thể là do vấn đề về:

  • Bệnh tim thiếu máu
  • Phổi (chẳng hạn như bệnh xơ nang)
  • Nhiễm sắc thể (chẳng hạn như hội chứng Down)
  • Hệ thống thần kinh (chẳng hạn như bệnh bại não)
  • Rối loạn chuyển hóa hoặc rối loạn nội tiết (chẳng hạn như thiếu hụt hormone tăng trưởng)

Nếu con có một trong số các vấn đề được liệt kê bên trên, bạn nên đưa con đi khám và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

3. Chế độ ăn uống không đúng khoa học

Nhiều bố mẹ phàn nàn con mình không chịu ăn hay thậm chí có những bố mẹ thắc mắc vì sao con ăn rất nhiều mà vẫn chậm tăng cân, hóa ra tất cả là do chế độ ăn không đúng khoa học. Một chế độ ăn đúng khoa học cho con phải đảm bảo vừa đủ lượng vừa đủ chất. Nhiều mẹ cho con ăn nhiều về số lượng nhưng không đảm bảo về chất lượng. Chẳng hạn như một bát cháo phải đủ 30-40g thịt cá tôm, 2 thìa cà phê dầu mỡ. Thiếu dầu mỡ là một trong lý do bé không tăng cân. Khi các mẹ thêm một thìa dầu, năng lượng bát cháo tăng lên 25%. Dầu còn giúp các loại vitamin hòa tan. Thiếu dầu mỡ, trẻ sẽ bị thiếu các vitamin này dẫn đến chậm lớn còi cọc. Ngoài ra ở mỗi cơ thể trẻ, khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn khác nhau nên có thể trẻ ăn nhiều so với trẻ đồng tuổi nhưng lại quá sức so với trẻ. Vì vậy, cần phải vừa cho ăn vừa theo dõi điều chỉnh và gia giảm giữa lượng ăn và lượng sữa để trẻ có sự tiêu hóa phù hợp và trẻ được phát triển tốt nhất.

Chế độ ăn không đúng khoa học còn dẫn đến sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ, từ đó càng làm trẻ mất hứng thú ăn uống, lâu dần dẫn đến chán ăn, sợ ăn, kém hấp thu và vòng lặp đi lặp lại này khiến cân nặng của trẻ không tăng lên được.

chậm tăng cân
Cần đảm bảo chế độ ăn uống khoa học giúp trẻ tăng cân đều đặn

4. Con bị nhiễm giun, sán

Tình trạng này xảy ra rất nhiều ở trẻ em Việt Nam. Giun sán có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ qua nhiều con đường như thức ăn rau củ không được chế biến kỹ, trẻ tiếp xúc với đất, bụi bẩn, các vật lạ và vô tình nhiễm giun.

Giun sán trong người trẻ sẽ hút bớt chất dinh dưỡng có trong thức ăn đưa vào cơ thể. Cho nên dù trẻ có ăn uống đầy đủ như thế nào cũng chỉ đơn giản là nuôi lớn những loài kí sinh trong bụng. Trẻ bị nhiễm giun thường gầy ốm, xanh xao, bụng to, biếng ăn. Nếu có nghi ngờ, bố mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ tới bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Bố mẹ cũng nên cho bé đi tẩy giun định kỳ 6 tháng/1lần khi bé trên 2 tuổi.

chậm tăng cân
Trẻ nhiễm sun gián cần được điều trị kịp thời

5. Con sử dụng kháng sinh quá thường xuyên

Trẻ em có hệ miễn dịch còn yếu nên rất thường gặp các bệnh lý do vi khuẩn, virus như nhiễm trùng đường hô hấp (viêm họng, viêm amidan, viêm VA, viêm phế quản,...), đường tiêu hóa (dạ dày, tá tràng, đại tràng,...) phải sử dụng đến kháng sinh. Kháng sinh ngoài việc tiêu diệt các tác nhân gây hại thì cũng vô hình tiêu diệt nhầm những vi khuẩn có lợi trong đường ruột của trẻ, từ đó dẫn đến trẻ bị chán ăn, khó ăn và hấp thụ không tốt dẫn đến gầy còm, chậm lớn. Đối với các bé bị mắc các bệnh dạng này, tốt nhất là bố mẹ nên mang trẻ đến bác sĩ để được điều trị và hướng dẫn bổ sung dinh dưỡng hợp lý để tránh tình trạng bé suy dinh dưỡng, chậm tăng cân. Ngoài ra khi trẻ sử dụng kháng sinh rất nên cho uống cùng với men vi sinh và lựa chọn men vi sinh có khả năng kháng kháng sinh đặc hiệu (ví dụ như chủng Bacillus clausii có kén bảo vệ nên kháng được kháng sinh) để đảm bảo hiệu lực của kháng sinh mà vẫn không mất tác dụng cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột của men vi sinh.

chậm tăng cân
Lưu ý chỉ nên sử dụng kháng sinh cho con khi thật sự cần thiết 

Men vi sinh Bio Vigor – giải pháp hiệu quả giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột 

Men vi sinh BIO VIGOR® được sản xuất theo công thức chuyển nhượng từ USA (Công ty Total Health Advanced Nutrition, Inc,. Minneapolis, MN 55421, USA). 

1 gói BIO VIGOR® chứa 100 triệu Bacillus clausii dạng bào tử, được Tổ chức y tế thế giới khuyên dùng. công nghệ bao kép, có kén bảo vệ nên Bacillus dạng bào tử có tỷ lệ sống sót rất cao, sinh sôi tốt trong ruột và kháng phần lớn kháng sinh. Nhờ vậy Bio Vigor là 1 trong những men vi sinh hiệu quả cao. 

Bio Vigor bổ sung lượng lợi khuẩn, giúp tái lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột; Hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, đau bụng, chán ăn, ăn không tiêu, đầy bụng, phân sống,...

DS Hải Nguyên
Theo Đời sống Plus/GĐVN