Thứ bảy, 27/04/2024 | 08:10
RSS

Tiêu chảy ở trẻ em – dấu hiệu và những thực phẩm cần lưu ý

Thứ ba, 24/11/2020, 08:33 (GMT+7)

Tiêu chảy ở trẻ không những khiến trẻ mệt mỏi, mất nước mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Hiểu chế độ ăn khi trẻ bị tiêu chảy rất quan trọng để kiểm soát bệnh.

tiêu chảy ở trẻ

Điều chỉnh chế độ ăn của trẻ bị tiêu chảy giúp kiểm soát bệnh hiệu quả

Biểu hiện tiêu chảy ở trẻ

Trẻ bị tiêu chảy là khi trẻ đi ngoài từ 3 lần trở lên trong 1 ngày, phân thường là nước hoặc rất lỏng. 

Mức độ tiêu chảy ở trẻ em:
  • Nhẹ: Đi ngoài 3-5 lần/ngày, phân lỏng 
  • Trung bình: Đi ngoài 6-9 lần/ngày, phân nhiều nước 
  • Nặng: Đi ngoài nhiều hơn 10 lần/ngày, phân toàn nước 

Nguyên nhân khiến trẻ em tiêu chảy

Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp tính

  • Virus (chẳng hạn như Rotavirus): Nhiễm trùng đường ruột do virus là nguyên nhân phổ biến nhất.
tiêu chảy ở trẻ
Tiêu chảy do rotavirus rất phổ biến ở trẻ nhỏ
  • Vi khuẩn (chẳng hạn như Salmonella): Nguyên nhân này ít gặp hơn. Tiêu chảy thường có những vệt máu.
  • Ngộ độc thực phẩm: Trẻ sẽ bị nôn mửa và tiêu chảy trong vòng vài giờ sau khi ăn phải thức ăn ôi thiu, chứa virus, vi khuẩn. Thông thường, các triệu chứng sẽ biến mất trong vòng chưa đầy 24 giờ. Ngộ độc thực phẩm có thể được điều trị tại nhà mà không cần đi bệnh viện.
  • Giardia (một loại ký sinh trùng): Nhiều khả năng bùng phát ở các trung tâm giữ trẻ.
  • Bệnh tiêu chảy của khách du lịch: Do vi trùng trong đồ ăn thức uống gây ra. 
  • Tiêu chảy do kháng sinh: Nhiều loại kháng sinh gây tiêu chảy nhẹ. Đây không phải là một phản ứng dị ứng mà là tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Do thuốc kháng sinh tiêu diệt cả lợi khuẩn, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Nguyên nhân gây tiêu chảy tái phát

  • Dị ứng sữa bò: Có thể gây ra phân lỏng, nhầy ở trẻ sơ sinh. Phân có thể có vệt máu. Có thể xảy ra trong vòng 2 tháng đầu đời. Cần tránh sử dụng các loại sữa bò nếu trẻ bị dị ứng.
tiêu chảy ở trẻ
Một số trẻ bị tiêu chảy do dị ứng sữa bò
  • Tiêu chảy ở trẻ nhỏ mới biết đi: Trẻ mới biết đi bị đi ngoài từ 3 - 6 lần/ngày, phân sệt. Phân có thể chảy ra khỏi tã. Các triệu chứng bắt đầu từ 1 tuổi. Các triệu chứng có thể hết khi trẻ 3 hoặc 4 tuổi, sau khi được dạy đi vệ sinh. Trường hợp này vô hại và không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ. 
  • Không dung nạp đường lactose: Lactose là đường trong sữa. Nhiều người không thể hấp thụ đường lactose. Vi khuẩn đường ruột chuyển hóa đường lactose thành khí. Các triệu chứng hay gặp là ra nhiều khí, phân lỏng và chướng bụng. Khởi phát thường ở 4 hoặc 5 tuổi.

Trẻ em tiêu chảy nên ăn gì, không ăn gì?

Những thực phẩm cần tránh

Một số thực phẩm có xu hướng làm cho tiêu chảy nặng hơn:

  • Thức ăn nhiều đường: Soda, nước trái cây đóng hộp, bánh ngọt có thể làm tiêu chảy nặng hơn hoặc kéo dài thời gian tiêu chảy.
  • Đồ ăn nhiều chất béo: Nên tránh dùng khoai tây chiên, đồ ăn nhanh cho đến khi hết tiêu chảy. Để ý các loại thịt béo như thịt xông khói và xúc xích có thể làm tình trạng tiêu chảy ở trẻ tiến triển nặng hơn.
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Bông cải xanh, ngô và đậu Hà Lan là những loại rau củ giàu chất xơ và có thể làm trầm trọng thêm bệnh tiêu chảy.
tiêu chảy ở trẻ
Trẻ bị tiêu chảy nên tránh ăn thực phẩm giàu chất xơ
  • Hoa quả sấy khô: Mít sấy khô, nho khô và mận khô đều là những món có nhiều đường và có thể làm con bạn tiêu chảy nặng hơn.

Những thực phẩm nên ăn

Thực phẩm tốt nhất để giúp con bạn vượt qua tiêu chảy là những thực phẩm dễ tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng và cung cấp dinh dưỡng để nhanh hồi phục. Thực phẩm có chứa thêm một chút muối có thể giúp bổ sung chất điện giải natri và clorua (muối) bị mất trong phân.

  • Thực phẩm ít chất xơ: Cơm, mì hoặc mì ống, một lượng nhỏ bơ đậu phộng, bánh mì trắng, rau nấu chín như cà rốt hoặc đậu xanh, thịt nạc chín rất tốt cho trẻ bị tiêu chảy.
  • Những thức ăn khác: Chuối, nước sốt táo, các sản phẩm từ sữa ít béo có thể cung cấp thêm vitamin và dinh dưỡng cho trẻ. Tuy nhiên bố mẹ cũng cần theo dõi con khi ăn những thực phẩm này. Hãy dừng lại nếu tình trạng tiêu chảy của con nặng hơn.
  • Thực phẩm chứa probiotics: Sữa chua cung cấp nguồn probiotics dồi dào có khả năng hỗ trợ phân giải chất khó tiêu, cân bằng hệ vi sinh đường tiêu hóa, kìm hãm sự phát triển của hại khuẩn trong đường ruột.

Bố mẹ cũng có thể cung cấp probiotics bằng cách bổ sung men vi sinh cho con, đặc biệt là men vi sinh Bio Vigor. 

Men vi sinh Bio Vigor – khắc phục tình trạng tiêu chảy ở trẻ

Men vi sinh Bio Vigor có chứa bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii – bào tử ở dạng KÉN với nhiều lớp vỏ bên ngoài giúp bảo vệ lõi bào tử. Nhờ vậy, bào tử lợi khuẩn vượt qua được hàng rào dịch vị axit dạ dày, vào đến ruột non, hút nước rồi phát triển thành lợi khuẩn bình thường. Do đó, tỷ lệ sống sót của bào tử lợi khuẩn cao hơn rất nhiều so với lợi khuẩn bình thường. 

Men vi sinh Bio Vigor không chỉ giúp bổ sung lợi khuẩn mà còn giúp hỗ trợ tái lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy… 
Men vi sinh Bio Vigor

tiêu chảy ở trẻGiúp bổ sung vi khuẩn có ích, hỗ trợ tái lập hệ vi sinh đường ruột.

Dùng cho:

- Người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên tiêu hóa kém. Trẻ em dưới 2 tuổi phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng

- Người lớn và trẻ em bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột, dùng kháng sinh dài ngày. 

- Trẻ suy dinh dưỡng, chậm lớn, biếng ăn. 

Sản phẩm của Dược phẩm Nhất Nhất. Thông tin tại đây hoặc liên hệ 1800.6689

GPQC: 01346/2019/ATTP-XNQC

            01681/2019/ATTP-XNQC

 

 
DS Phan Hiền
Theo Đời sống Plus/GĐVN