Nam giới mắc bệnh nhồi máu cơ tim nhiều hơn nữ giới
Bạn có biết trên thế giới mỗi năm có 2,5 triệu người chết do nhồi máu cơ tim, trong đó 25% chết trong giai đoạn cấp tính của bệnh – nhồi máu cơ tim cấp (khoảng 2 giờ đầu tiên sau khi phát bệnh), chết thêm 5-10% nữa trong vòng năm đầu tiên.
Ở Việt Nam, đa số bệnh nhân nhồi máu cơ tim nhập viện muộn, thậm chí nhiều trường hợp khi cơn đau ngực xuất hiện còn tự điều trị bằng cạo gió, châm cứu … chứ không nhập viện.
Biểu đồ: Nhồi máu cơ tim là nguyên nhân đứng đầu gây ra gánh nặng bệnh tật toàn thế giới
Trước kia, người ta cho rằng nhồi máu cơ tim chỉ xuất hiện ở các nước phát triển, có đời sống cao. Vì thế có những văn bản còn gọi nhồi máu cơ tim là “bệnh văn minh”. Quan niệm này đã được thay đổi từ sau thập kỷ 70 bởi lẽ ngày nay nhồi máu cơ tim gặp khá nhiều ở các nước chậm phát triển, có đời sống không cao. Nguy hiểm hơn nữa là nhồi máu cơ tim không chỉ thấy ở người lớn tuổi (50 tuổi trở lên), mà còn gặp ngày càng nhiều ở người trẻ tuổi (tuổi từ 30 đến 50).
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới nhồi máu cơ tim là bệnh lý mạch vành, khi dòng máu đến một vùng nào đó của tim bị giảm đột ngột, vùng này không nhận được oxy cùng với các chất dinh dưỡng, và bị hoại tử. Tắc mạch vành thường là do hình thành cục máu tắc nghẽn (cục máu đông).
Hoại tử cơ tim do nhồi máu cơ tim có thể dẫn tới sẹo tim
Nếu tắc ở mạch máu lớn thì hoại tử sẽ xảy ra trên một vùng rộng ở tim và trong đa số các trường hợp thường gây chết đột ngột. Nếu tắc ở các mạch máu nhỏ hơn thì sau một thời gian, vùng tổn thương bắt đầu xuất hiện những mạch máu mới (phát triển tuần hoàn bàng hệ) và cơ tim dần dần được hồi phục. Tập luyện các bài rèn luyện sức bền thường xuyên sẽ thúc đẩy sự phát triển các mạch máu mới, giúp cho quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.
Có ba yếu tố thường gây tắc động mạch vành để tạo nên nhồi máu cơ tim :
Vữa xơ động mạch vành gây tắc, dẫn đến nhồi máu cơ tim
Bệnh gặp ở nam giới có đội tuổi trung bình là 55, nữ giới có độ tuổi trung bình là 65. May mắn cho phụ nữ là nhồi máu cơ tim gặp ở nam giới nhiều hơn. Ở Việt Nam, theo thống kê của bệnh viện Hữu Nghị, người bị nhồi máu cơ tim có tuổi trẻ nhất là 40, già nhất là 84 tuổi. Lứa tuổi bị nhồi máu cơ tim nhiều nhất là 50 tuổi trở lên (88,7%).
Nhồi máu cơ tim là bệnh rất dễ tái phát, đặc biệt là lần tái phát sau nặng hơn lần đầu. Bên cạnh việc thay đổi thói quen ăn uống, hạn chế Cholesterol xấu (LDL-Cholesterol); thay đổi thói quen sinh hoạt giúp giảm stress; tăng cường tập luyện thể dục thể thao … thì việc sử dụng các sản phẩm thuốc Đông y thế hệ 2 để ngăn ngừa tái phát nhồi máu cơ tim là hết sức cần thiết. Với ưu thế hơn hẳn các thuốc Đông y thông thường, thuốc Đông y thế hệ 2 được Bộ Y tế cấp phép, có nghiên cứu lâm sàng trên diện rộng giúp hạn chế hình hành cục máu đông, ngăn ngừa tái phát nhồi máu cơ tim.