Thứ năm, 28/03/2024 | 18:03
RSS

Thực hư lăn khử mùi - ‘thủ phạm’ âm thầm gây bệnh ung thư vú?

Thứ năm, 03/11/2016, 18:47 (GMT+7)

Lăn khử mùi không còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, thành phần lăn khử mùi có nhôm và chất bảo quản mỹ phẩm paraben được cho là có liên quan đến ung thư vú.

Mùa hè, vùng nách có thể ra nhiều mồ hôi và gây mùi khó chịu cho nhiều người. Vì thế, lăn khử mùi được xem là cứu cánh, không thể bỏ qua của nhiều người. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc dùng lăn khử mùi cũng cần được cân nhắc để tránh những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe

Ammonia là “thủ phạm” gây mùi hôi ở cơ thể người. Cùng với sự bài tiết mồ hôi, cơ thể thải ra ammonia và đồng thời chuyển hóa chất này thành urea (không mùi). Trong một số trường hợp, cơ thể thải ra quá nhiều mồ hôi và không kịp chuyển hóa hết ammonia, khi đó sẽ sinh ra mùi cơ thể. Ngoài ra, vi khuẩn gây mùi cũng chuyển lại urea về ammonia. Vi khuẩn này trú ngụ nhiều ở vùng nách và vùng kín.

Vì sao lăn khử mùi – ‘thủ phạm’ gây ung thư vú?

Mới đây, Tiến sĩ Satish Bhatia, làm việc tại Viện da liễu và phẫu thuật da, Hiệp hội Ung thư Ấn Độ cho biết: Hiện các loại lăn nách trên thị trường chủ yếu là loại deodorant (khử mùi) và antiperspirant (ức chế thoát mồ hôi). Cơ chế của khử mùi là chuyển hóa ammonia thành một chất khác không có mùi, hoặc/và sử dụng một hương liệu có chức năng át mùi cơ thể.

Lăn khử mùi có thể gây ung thư vú

Lăn khử mùi có thể gây ung thư vú 

Cơ chế của ngăn mồ hôi là sử dụng một số loại muối nhôm (như aluminum chlorohydrate hoặc aluminum zirconium), khi kết hợp với một số chất trong mồ hôi sẽ tạo nên một nút bít ống thoát mồ hôi, từ đó ngăn việc bài tiết mồ hôi tạm thời.

Tiếp đó, bác sĩ thẩm mỹ Dr Jamuna Pai (Ấn Độ) cũng cho biết, một vài nghiên cứu đã chỉ ra nhôm/muối nhôm trong chất chống mồ hôi có thể được hấp thụ qua da. Các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra giả thuyết rằng, chất chống mồ hôi có liên quan đến ung thư vú vì chúng được áp dụng cho một khu vực gần vú đặc biệt là hạch bạch huyết dưới cánh tay nơi sản sinh ra các tế bào ung thư vú phổ biến ở nhiều chị em phụ nữ, theo Chất Lượng Việt Nam đưa tin.

Cùng với đó, chị em phụ nữ với thói quen cạo hoặc nhổ lông nách tạo ra những vết thương khiến muối nhôm dễ dàng đi vào vùng ngực nhiều hơn. Nhôm/muối nhôm được cho có liên quan đến ung thư vú, khi nhiều phụ nữ ung thư vú đã được các nhà khoa học phát hiện hàm lượng nhôm trong dịch tiết từ núm vú cao hơn đáng kể khi so sánh với nhóm đối chứng, gồm những người khoẻ mạnh, không bị ung thư vú.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác đã phát hiện ra nhôm có thể làm tăng sự lây lan của tế bào ung thư vú, kéo theo sự gia tăng của tỷ lệ tử vong, liên quan tới bệnh thiếu máu, chứng nhuyễn xương, các bệnh về suy thoái thần kinh.

Lăn khử mùi chứ Paraben

Như báo giới đứa tin, cùng với nhôm/ muối nhôm, trong các loại lăn khử mùi thông thường cũng chứa paraben (các loại chất bảo quản được sử dụng nhiều trong các mỹ phẩm) khiến các nhà khoa học xác định rõ hơn về nguy cơ liên quan đến bệnh ung thư vú và suy giảm nội tiết tố nữ.

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí y học Journal of Applied Toxicology năm 2005 cho biết, paraben dễ dàng xâm nhập cơ thể qua da người, giới chuyên gia đã phát hiện thấy paraben trong các khối u ung thư vú ở phụ nữ.

Lăn khử mùi có thể gây ung thư vú  2

Chuyên gia sinh học Anh Philippa Darbre xác nhận, paraben trong các khối u có thể bắt nguồn từ những loại mỹ phẩm bôi lên da như lăn khử mùi, kem dưỡng da…

Bằng chứng sơ bộ cho thấy mối quan hệ giữa paraben có trong mỹ phẩm và ung thư. Chuyên gia Philip Harvey thuộc tạp chí Journal of Applied Toxicology khẳng định giới y học cần nghiên cứu thêm về tác động của paraben. Bởi ung thư vú là tử thần đối với rất nhiều phụ nữ, mà phần lớn nữ giới trẻ sử dụng lăn khử mùi.

Năm 2015, tại Việt Nam, Cục Quản lý Dược Bộ y tế đã ra quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi hơn 2.200 loại mỹ phẩm của 231 công ty do chứa chất paraben nghi gây ung thư bởi những nhãn hàng quen thuộc, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Cách sử dụng lăn khử mùi an toàn

Các nhà khoa học khuyên rằng nếu vẫn muốn sử dụng sản phẩm khử mùi như: xịt, sáp, lăn khử mùi thì tốt nhất nên tránh sử dụng trực tiếp trên da mà thay vào đó là xịt, lăn lên quần áo để vừa giúp hạn chế mùi cơ thể mà vẫn đảm bảo an toàn.

Ngoài ra, muốn đoạn tuyệt hẳn với các loại mỹ phẩm khử mùi có thể dùng phèn chua, chanh… lên những vùng da hay ra mồ hôi. Bên cạnh đó, cần chú ý mặc trang phục thoáng mát, thấm mồ hôi để hạn chế sự tiết mồ hôi của cơ thể, nhất là những ngày nắng nóng.

Vì thế, theo các chuyên gia việc dùng lăn khử mùi lâu dài và thường xuyên cũng nên được cân nhắc để tránh những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe.

Tiểu Nghi (T/h)
Theo Đời sống Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC