Thứ sáu, 29/03/2024 | 02:51
RSS

Thông tin mới nhất về việc giải cứu bé trai rơi xuống trụ bê tông sâu 35m ở Đồng Tháp

Thứ hai, 02/01/2023, 11:26 (GMT+7)

Lực lượng cứu hộ cứu nạn vẫn đang chạy đua với thời gian, tiến hành liên tục các công việc cần thiết với hi vọng cứu được bé trai 10 tuổi rơi xuống trụ bê tông sâu 35m.

Sự kiện:
Đồng Tháp

Thông tin mới nhất về việc giải cứu bé trai rơi xuống trụ bê tông sâu 35m ở Đồng Tháp

Lực lượng chức năng tiến hành liên tục các công việc cần thiết với hi vọng cứu được nạn nhân. Ảnh: Báo VTC News

Liên quan đến việc giải cứu giải cứu em Thái Lý Hạo Nam (sinh năm 2012, ở xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) rơi xuống trụ bê tông sâu 35m ở Đồng Tháp, thông tin trên Báo sức khỏe và Đời sống cho biết, đến sang ngày 2/1, lực lượng cứu hộ cứu nạn vẫn đang chạy đua với thời gian, tiến hành liên tục các công việc cần thiết để hi vọng cứu được nạn nhân.

Lực lượng cứu hộ đã điều nhiều máy xúc, máy ủi, máy trục cọc nhồi bê tông công suất lớn đến hiện trường để phục vụ việc nhổ được trụ bê tông nhằm đưa nạn nhân ra ngoài. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, lực lượng chức năng vẫn chưa thể tiếp cận để giải cứu nạn nhân.

Nhóm cứu hộ liên tục truyền oxy và nước xuống cho nạn nhân. Tuy nhiên, vẫn chưa có dấu hiệu nhận thấy Nam sử dụng lượng nước truyền xuống. Phía trên, lực lượng y tế vẫn luôn túc trực để sẵn sàng tiếp cứu khi bé trai được đưa lên.

Thông tin mới nhất về việc giải cứu bé trai rơi xuống trụ bê tông sâu 35m ở Đồng Tháp

Trụ bê tông nơi nạn nhân rơi xuống có đường kính 25 cm và đóng xuống đất sâu khoảng 35 m. Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam

Trao đổi với Tạp chí Tri thức trực tuyến về việc này, ông Lê Hoàng Bảo - Giám đốc Sở giao thông Vận tải tỉnh Đồng Tháp cho hay, khoảng 15 phút đầu thì bé Nam còn kêu cứu, sau đó không còn nữa. Lực lượng chức năng cũng dùng biện pháp thăm dò camera, gửi nước xuống không thấy động tĩnh gì. Camera cũng không thấy gì tại vì trong lúc bé rớt xuống có đất rớt theo. Hình ảnh từ camera chỉ thấy đất, không thấy bé đâu

Việc dùng giàn khoan cọc nhồi để làm loãng địa chất, sau đó dùng xe cẩu tải trọng 50 tấn nhổ cọc bê tông là phương án có thể thực hiện được để đưa nạn nhân lên mặt đất. Tuy nhiên, trong quá trình khoan cọc nhồi khiến trụ bê tông bị lệch nhẹ. Nguyên nhân tình trạng này được cho là áp lực lớn từ hệ thống khoan cọc nhồi, khiến trụ bê tông xây cầu bị dịch chuyển. Ngay lập tức, việc cứu nạn tạm ngừng lại.

Theo ông Bảo, việc cứu nạn bằng hệ thống khoan cọc nhồi chưa thực hiện được. Tuy nhiên, ngành chức năng vẫn tiếp tục nghiên cứu, tìm giải pháp tối ưu hơn. Trước mắt, các lực lượng vẫn trưng dụng hệ thống khoan cọc nhồi hiện hữu để thực hiện công tác cứu nạn.

Trước đó, khoảng 11h30 ngày 31/12, bé Nam cùng các bạn trong xóm vào công trình cầu Rọc Sen (đường tỉnh lộ 857, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) để nhặt sắt. Lúc đi qua công trình đang thi công, bé Nam lọt xuống trụ bê tông (đường kính 25 cm, rỗng bên trong, đã đóng xuống đất sâu khoảng 35 m).

Các em đi cùng hô hoán để người lớn ứng cứu nhưng bất thành. Khoảng 30 phút sau khi xảy ra vụ việc, lực lượng cứu hộ có mặt, triển khai nhiều phương án để cứu bé trai.

N.H (T/h)
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại