Thứ bảy, 18/01/2025 | 14:56
RSS

Thời tiết chuyển mùa dịp cuối năm: Người trưởng thành làm gì để chống lại virus?

Thứ tư, 09/11/2022, 15:08 (GMT+7)

Trong điều kiện thời tiết thay đổi thường xuyên, virus, vi khuẩn dễ dàng sinh sôi, phát triển, dễ xâm nhập, gây bệnh cho người.


Người cao tuổi, người lớn có bệnh nền là những nhóm nguy cơ cao mắc cũng như diễn tiến nặng do bệnh. Ảnh: BVĐK Tâm Anh

Có 80% ca tử vong xảy ra ở người trưởng thành trong số 1,5 triệu người tử vong vì bệnh truyền nhiễm.

Nhóm đối tượng dễ bị tấn công

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, trên thế giới có1,5 triệu người tử vong vì các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể dự phòng bằng vắc-xin. Trong đó, 80% ca tử vong xảy ra ở người trưởng thành, đặc biệt là người già, có bệnh lý nền mạn tính...

BS.CKII Phạm Thị Thanh Tâm - Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, sức đề kháng của người cao tuổi suy giảm theo tuổi tác hoặc có nhiều bệnh nền. Do đó, họ rất dễ mắc bệnh truyền nhiễm và trở nặng. Đặc biệt, khi điều kiện môi trường, khí hậu thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển, người cao tuổi càng có nguy cơ và tần suất mắc bệnh.

“Không hiếm gặp những trường hợp nhập viện 2 - 3 lần chỉ trong vòng 1 tháng. Trong đó, nhiều bệnh nhân tái nhiễm virus cúm, hoặc tác nhân khác khi cơ thể đã bị suy nhược như virus viêm não Nhật Bản phế cầu khuẩn, virus viêm gan B, vi khuẩn ho gà… Khi tần suất mắc bệnh tăng, nguy cơ diễn tiến nặng cao hơn. Do đó, khi có các triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi… người dân cần đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị kịp thời”, bác sĩ Tâm khuyến cáo.

Trong khi đó, theo BS.CKI Bạch Thị Chính - Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC, hiện nay, nước ta đã bước vào những tháng cuối năm, mùa đông mưa nhiều, lạnh, độ ẩm cao hoặc thay đổi đột ngột sang hanh khô.

Đây là những điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh đường hô hấp phát triển như: Cúm mùa (Việt Nam đang ghi nhận sự xuất hiện của chủng cúm A và cúm B), phế cầu khuẩn, vi khuẩn ho gà, virus hợp bào hô hấp RSV… nguy cơ nhiều dịch bệnh chồng chéo.

Người cao tuổi, người lớn có bệnh nền là những nhóm nguy cơ cao mắc cũng như diễn tiến nặng do bệnh. Khi hệ hô hấp đã bị tổn thương do một mầm bệnh, người bệnh có thể đồng nhiễm hoặc bội nhiễm thêm 2 - 3 tác nhân khác. Từ đó, khiến cơ thể dễ ngã quỵ hơn. Do đó, chuyên gia khuyến cáo, cần bảo vệ tối đa những nhóm nguy cơ cao này.

Làm gì để có miễn dịch hữu hiệu?

BS L Thị Trúc Phương - Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC - cho biết, những tháng cuối năm thời tiết thay đổi cực đoan. Ở miền Bắc, nhiều đợt không khí lạnh khiến nền nhiệt độ giảm xuống rất thấp, độ ẩm cao hoặc thay đổi đột ngột sang hanh khô.

Trong khi đó, thời tiết miền Nam chuyển từ mùa khô sang mưa. Ở những điều kiện đó, virus, vi khuẩn dễ dàng sinh sôi, phát triển, khả năng gây bệnh cao trên người.

Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, giọt bắn li ti, tiếp xúc với bề mặt chứa mầm bệnh. Từ đó, dễ dàng bùng phát thành dịch nếu không được chủ động phòng ngừa.

“Nước ta đang ghi nhận dịch cúm A và cúm B bùng phát. Dịch cúm A xuất hiện trái mùa từ tháng 4 và kéo dài âm ỉ trong thời gian qua. Dịch cúm B vừa bùng phát ở Bắc Kạn và các tỉnh phía Bắc khiến gần 2.000 trường hợp mắc bệnh, 2 trẻ em tử vong.

Độc lực của virus cúm cũng được đánh giá nguy hiểm hơn vì có khả năng gây những biến chứng nặng như viêm phổi, suy hô hấp, suy tạng dù ở trường hợp không có bệnh lý nền. Những tháng cuối năm nay, có thể dự đoán dịch cúm có thể bùng phát nghiêm trọng hơn”, bác sĩ Phương nhận định.

Bên cạnh đó, gần đây, các bệnh đường hơ hấp như viêm phổi và bệnh do phế cầu khuẩn (nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm tai giữa), ho gà... cũng được ghi nhận ở những người cao tuổi, có bệnh nền. Theo bác sĩ Phương, cuối năm l thời điểm các bệnh truyền nhiễm như sởi, quai bị, thủy đậu... cũng có nguy cơ bùng phát. Trong đó người lớn, người có bệnh nền đều có thể mắc phải.

“Trong công tác phòng chống các bệnh nói chung và bệnh truyền nhiễm hô hấp nói riêng, nếu không chủ động phòng ngừa thì dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế, mà còn tăng tỷ lệ nhập viện. Đồng thời, tăng tỷ lệ biến chứng nặng, nghiêm trọng hơn là tỷ lệ tử vong rất cao. Vắc-xin là biện pháp phòng bệnh, phòng ngừa các biến chứng nặng. Đồng thời, ngăn diễn tiến nặng ở người cao tuổi rất hiệu quả”, bác sĩ Phương cho biết.

Nói về vấn đề trang bị cho cơ thể hệ thống bảo vệ trước sự xâm nhập của mầm bệnh, BS.CKI Bạch Thị Chính chia sẻ: Hầu hết các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tại Việt Nam đã có vắc-xin, giúp phòng bệnh và biến chứng nặng hiệu quả. Vắc-xin giúp tăng cường đề kháng hệ hô hấp. Ngoài ra, một số vắc-xin giúp tạo miễn dịch cho hữu hiệu.

Theo bác sĩ Chính, các phương pháp giúp tăng cường đề kháng hệ hô hấp bao gồm: Đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn, hạn chế tiếp xúc với người mắc hoặc nghi mắc bệnh truyền nhiễm hô hấp, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực nâng cao sức khỏe Ngoài ra, người dân cũng cần chủ động phòng ngừa bằng vắc-xin.

Vân Huyền
Theo Giáo dục & Thời đại