Thứ ba, 10/09/2024 | 21:02
RSS

Thói quen bị ung thư dạ dày rất nhiều người Việt đang mắc phải

Thứ hai, 20/02/2017, 06:52 (GMT+7)

Ở Việt Nam, ung thư dạ dày được xem là một trong 3 loại bệnh ung thư phổ biến nhất cùng với gan, phổi. Những thói quen sau đây sẽ khiến bạn dễ bị mắc căn bệnh này.

Nếu được thống kê với số liệu đầy đủ thì tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh về tiêu hóa và ung thư dạ dày sẽ là con số khiến bạn giật mình.

Liệu chúng ta có thể nói rằng ung thư dạ dày sẽ không tìm đến mình hay không?

Vì sao bệnh dạ dày ngày càng trở nên phổ biến là câu hỏi không khó để trả lời. Có quá nhiều người chủ quan với căn bệnh này khiến việc điều trị trở nên quá tải. 

Phần lớn lý do gây ra tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao liên quan đến thói quen sống và chế độ ăn uống. Căn bệnh này sẽ tìm đến không sớm thì muộn nếu bạn vẫn duy trì những thói quen này.

 Ăn uống thất thường

Kéo dài bữa ăn quá lâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên 1,3 lần so với bình thường. Nếu không duy trì thói quen ăn 3 bữa đúng giờ, dạ dày sẽ bị thay đổi lịch làm việc liên tục, gây cản trở trong việc điều chỉnh hệ tiêu hóa.

Khi ăn quá no hay để bụng rỗng quá lâu đầu khiến dạ dày tiết dịch vị, bị kích thích hoặc bào mòn niêm mạc gây ra đau.

Ăn món hun khói, thực phẩm ngâm tẩm muối

Những món ăn này chứa một lượng lớn nitrit, dễ dàng để tạo ra nitrosamides, trực tiếp gây ra các khối u trong dạ dày, đó là lý do cho các vùng ven biển có tỷ lệ bệnh ung thư dạ dày cao.

Các nhà khoa học Thụy Điển nghiên cứu phát hiện ra rằng hàng ngày tiêu thụ thêm 30 gram các sản phẩm thịt chế biến sẵn làm tăng tỷ lệ ung thư dạ dày từ 15% -38%.

Ăn quá nóng

Niêm mạc đường tiêu hóa của con người rất tinh tế và chỉ có thể chịu đựng thực phẩm nóng ở mức 50-60 ℃, cao hơn nhiệt độ này, niêm mạc sẽ bị đốt cháy.

Nếu bạn thường xuyên ăn thức ăn nóng, khi tổn thương niêm mạc bị bỏng vẫn chưa được chữa lành, thói quen ăn nóng liên tục làm bỏng dạ dày, làm thay đổi bề mặt dạ dày gây ra màng nhầy, tiếp tục phát triển thành ung thư.

Ăn không sạch

Nếu không đánh răng cẩn thận, rửa tay trước khi ăn, ăn thức ăn thô nhiễm bẩn sẽ dẫn đến nhiễm trùng vi khuẩn H. pylori.

Theo nghiên cứu cho thấy có tới 40% dân số nhiễm Helicobacter pylori ở mức độ khác nhau, từ đó làm tăng từ 2,7-12 lần nguy cơ ung thư dạ dày. Nếu không nhiễm vi khuẩn này, sẽ có rất nhiều người không bị ung thư dạ dày.

Tổ chức Y tế thế giới cho rằng khuẩn HP là chất gây ung thư loại nhóm đầu.

Ngoài ra, cuộc sống có quá nhiều áp lực, hút thuốc, uống rượu, ma túy cũng làm kích thích dạ dày, làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về dạ dày, nâng cao hơn nữa tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày.

An Nhiên (T/H)
Theo Đời sống Plus